Trong bối cảnh địa chính trị phức tạp và chuỗi cung ứng toàn cầu đang tái cấu trúc mạnh mẽ, nhiều quốc gia đã ban hành các chính sách kiểm soát xuất nhập khẩu chiến lược, vừa để bảo vệ an ninh quốc gia, vừa bảo đảm tính minh bạch và cạnh tranh công bằng.
Việt Nam
hiện cũng đang khẩn trương xây dựng một khuôn khổ tương tự, dự thảo "Nghị
định kiểm soát thương mại chiến lược" với nhiều kỳ vọng từ cộng đồng doanh
nghiệp, mang lại những cơ hội mới để nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh
nghiệp.
Với các
doanh nghiệp chuyên hoạt động về cơ khí, việc đầu tư công nghệ cho dây chuyền sản
xuất linh kiện luôn là yếu tố then chốt quyết định, đến chất lượng và sức cạnh
tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để hoàn thiện dây chuyền này, doanh nghiệp
buộc phải nhập khẩu một số thiết bị từ châu Âu và Nhật Bản vốn nằm trong danh mục
hàng hóa nhạy cảm về công nghệ.
Mới đây, Bộ
Công Thương đã công bố dự thảo Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược. Đây
là văn bản lần đầu tiên làm rõ khái niệm hàng hóa, công nghệ có tính chiến lược,
đồng thời quy định cụ thể quy trình xuất, nhập khẩu, tạm dừng hoặc từ chối cấp
phép trong một số tình huống nhạy cảm. Trong đó phần lớn sẽ đơn giản hóa các thủ
tục cho các doanh nghiệp.
Kiểm soát
thương mại chiến lược là công cụ kép vừa bảo vệ chuỗi cung ứng quốc gia, vừa
giúp chủ động ứng phó với các rủi ro phát sinh từ cạnh tranh địa chính trị và
công nghệ. Khi Việt Nam chủ động kiểm soát thương mại chiến lược, điều này sẽ
giúp xây dựng lòng tin từ các thị trường có yêu cầu cao về công nghệ, xuất xứ
và quyền sở hữu trí tuệ như Mỹ, EU và Nhật Bản.
Nghị định
không chỉ là công cụ bảo vệ an ninh quốc gia, mà còn là bước đi chiến lược
trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế dựa trên đổi mới sáng tạo. Nếu được
ban hành, đây sẽ là cú hích quan trọng giúp doanh nghiệp Việt Nam bước ra thế
giới một cách minh bạch, an toàn và chủ động.
Theo TB VTV