Chủ tịch UBND tỉnh vừa ban hành Kế
hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021-2025.
Kế hoạch đề ra các mục tiêu cụ thể
như tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp đạt bình quân từ 8 -
9%/năm, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo đạt bình quân từ 7 -8%/năm.
Tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ
trong GRDP khoảng 69 - 70%. Riêng tỷ trọng công nghiệp trong GRDP khoảng 36 -
37%; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GRDP đạt trên 30%, trong đó
công nghiệp chế tạo đạt trên 12%.
Tỷ trọng giá trị sản phẩm công
nghiệp công nghệ cao trong các ngành chế biến, chế tạo đạt tối thiểu 10%.
Tỷ lệ lao động trong khu vực công
nghiệp, xây dựng và dịch vụ đạt trên 63% tổng số lao động toàn tỉnh; trong đó,
khu vực công nghiệp, xây dựng đạt khoảng 30 - 32%. Tốc độ tăng năng suất lao động
công nghiệp đạt bình quân 6,5 -7%/năm.
Tỷ lệ khu công nghiệp đang hoạt động
có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường là 92%. Các cụm
công nghiệp đang hoạt động, cơ bản hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, từng bước đầu
tư xây dựng hệ thống bảo vệ môi trường phù hợp.
Phấn đấu giai đoạn 2021 - 2025, Khu
kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp thu hút đầu tư khoảng 5 - 6 tỷ USD,
các cụm công nghiệp thu hút khoảng 800 tỷ đồng, trong đó vốn thực hiện đạt 75%
trở lên.
Xây dựng được một số cụm liên kết
ngành công nghiệp, doanh nghiệp công nghiệp có quy mô lớn, có năng lực cạnh
tranh quốc tế.
Để đạt được các mục tiêu trên,
UBND tỉnh đề ra các giải pháp như: Thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền,
nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả huy động và sử
dụng các nguồn lực để đẩy mạnh phát triển công nghiệp.
Phân bố không gian và chuyển dịch
cơ cấu ngành công nghiệp: Xây dựng và tổ chức thực hiện các phương án, quy hoạch
ngành phục vụ cho phát triển công nghiệp, đảm bảo phù hợp với Quy hoạch tỉnh.
Nghiên cứu, điều chỉnh phân bố không gian công nghiệp trong Quy hoạch tỉnh phù
hợp với yêu cầu cơ cấu lại các ngành công nghiệp, bảo đảm tập trung, trọng tâm,
trọng điểm, có lợi thế về giao thông, địa kinh tế, tài nguyên, lao động,
logistics, có khả năng trở thành động lực tăng trưởng; phân bố các cơ sở chế biến
nông, lâm sản hợp lý theo hướng gắn với việc phát triển vùng nguyên liệu tập
trung và tiêu thụ sản phẩm. Hình thành khu công nghiệp công nghệ cao, công nghệ
thông tin tập trung tạo cơ sở, điều kiện để phát triển kinh tế số, xã hội số gắn
với đảm bảo an toàn, an ninh thông tin.
Đẩy mạnh phát triển các ngành
công nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp
công nghệ cao, phát triển công nghiệp hỗ trợ, như công nghiệp năng lượng, lọc
hóa dầu, hóa chất, cơ khí chế tạo, luyện kim, vật liệu; công nghiệp mũi nhọn,
công nghệ mới, công nghệ cao,..
Huy động và sử dụng hiệu quả nguồn
nhân lực; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ cho phát triển công
nghiệp; Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vật lực để đẩy mạnh phát triển
công nghiệp. Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, huy động và sử dụng hiệu quả
các nguồn tài lực để đẩy mạnh phát triển công nghiệp.