Huawei mới đây chính thức
công bố hệ điều hành MineHarmony được ứng dụng trên diện rộng trong hoạt động khai
thác mỏ sau một năm kể từ khi được thương mại hóa.
Các mỏ than dưới lòng đất
được lắp đủ loại thiết bị và máy móc chạy trên các giao thức khác nhau, do đó,
việc tìm cách kết nối tất cả là một thách thức lớn. Để thực hiện điều này, Đội
ngũ Khai khoáng của Huawei và Tập đoàn Đầu tư Năng lượng Trung Quốc (China
Energy) đã hợp tác với hơn 30 đối tác để phát triển MineHarmony - hệ điều hành
Internet Vạn Vật (IoT) đầu tiên trong lĩnh vực khai khoáng, chỉ trong vòng 3
tháng.
Cùng với 5G & AI,
MineHarmony được kỳ vọng sẽ đưa hoạt động khai thác mỏ thông minh sang một
chương mới.
Hệ điều hành
MineHarmony là thành quả sáng tạo chung của Huawei và China Energy. Đến nay, hệ
điều hành này đã được triển khai trên 3.300 bộ thiết bị tại 13 mỏ và một trạm rửa
than đá.
MineHarmony được triển
khai trên toàn bộ mỏ Wulanmulun (còn gọi là mỏ Ulan Moran) ở khu vực Nội Mông,
đạt được nhiều tiến bộ đáng kể về kết nối, giao diện và truy cập dữ liệu. Hệ điều
hành cung cấp vô số các kịch bản sáng tạo, bao gồm trình điều khiển thiết bị
thông minh, tuần tra tự động các địa điểm cố định và nâng cấp thiết bị trực tuyến,
với thời gian từ một ngày được rút ngắn xuống chỉ còn trong 4 phút.
Trong quá trình số hóa
và chuyển đổi số cho ngành khoáng thông minh, thách thức đầu tiên đối với bất kỳ
hầm mỏ nào là thiết lập tính liên kết và khả năng tương tác của thiết bị với khả
năng truy cập dữ liệu. Chìa khóa của bài toán này là tìm ra các công nghệ mạng
phù hợp nhất. Huawei đã đưa thế mạnh về 5G cùng kết nối quang học đầy đủ với
FTTM và IPv6 + vào trong hầm mỏ. Những công nghệ này đều có độ trễ thấp và độ
tin cậy cao, rất lý tưởng cho nhiều tình huống từ kết nối video đến điều khiển
thiết bị từ xa.
MineHarmony không chỉ
cung cấp các giao thức thống nhất cho các thiết bị khác nhau, mà còn đơn giản
hóa quy trình hoạt động nhờ vào việc kiểm tra không cần giám sát. Hệ điều hành ứng
dụng cho mọi thiết bị ở mọi kích cỡ với
các giao thức được sử dụng thống nhất, cho phép dữ liệu được chia sẻ giữa
các thiết bị và xây dựng kết nối giữa người dùng với các thiết bị.
Hơn nữa, công nghệ ghép
video nhờ sự hỗ trợ của 5G + AI cho phép việc điều khiển hệ thống khai thác từ
xa và chính xác, từ đó tạo điều kiện cho các kĩ sư điều khiển các hoạt động dưới
lòng đất ngay tại văn phòng. Thông qua đó, môi trường làm việc của các kĩ sư được
cải thiện và đảm bảo an toàn.
Với việc 5G hỗ trợ truyền
tải video theo thời gian thực và các thuật toán AI xác định chính xác các điểm
bất thường, hệ thống này sẽ biến công việc kiểm tra thủ công theo lịch trình
thành hoạt động giám sát thông minh 24/7, ngoài ra cắt giảm 20% số lượng nhân
viên kiểm tra dưới lòng đất.
Theo VTV