Du lịch âm nhạc đang dần trở thành một trào lưu mạnh mẽ, hứa hẹn mở ra kỷ nguyên mới cho ngành công nghiệp không khói, lôi cuốn du khách trong và ngoài nước khám phá Việt Nam theo một cách hoàn toàn khác biệt.
Từ show diễn trong nước đến quốc tế
Vài năm trở lại đây, Việt Nam chứng kiến sự bùng nổ của
các sự kiện âm nhạc quy mô lớn. Không chỉ trong nước, Việt Nam đang trở thành
“điểm dừng chân” của nhiều tour lưu diễn quốc tế. Các “siêu concert” như
BLACKPINK, Westlife, G-Dragon tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh không chỉ lấp đầy
sân vận động mà còn kéo theo hàng chục nghìn khán giả trong nước và quốc tế, tạo
hiệu ứng tích cực rõ rệt cho ngành du lịch địa phương – từ lưu trú, ăn uống đến
dịch vụ giải trí.
Màn diễn của G-Dragon ở sân vận động Mỹ
Đình, Hà Nội
Bên cạnh đó, các chương trình giải trí trong nước như
Anh trai vượt ngàn chông gai hay Anh trai Say Hi cũng ghi nhận sức hút mạnh mẽ.
Theo số liệu từ ban tổ chức, mỗi chương trình đã thu hút từ 50.000–70.000 lượt
khán giả, cho thấy nhu cầu lớn của công chúng với loại hình giải trí gắn với âm
nhạc, đặc biệt trong giới trẻ và nhóm khách du lịch nội địa.
Đêm diễn thứ 4 của "Anh trai vượt
ngàn chông gai" đã đốt cháy sân khấu.
Cùng với sự phát triển của các đại nhạc hội, mô hình
du lịch kết hợp âm nhạc theo hướng cá nhân hóa và tinh tế cũng đang được nhiều
doanh nghiệp triển khai hiệu quả. Paradise Vietnam là một trong những doanh
nghiệp du lịch tiên phong tích hợp âm nhạc vào các tour nghỉ dưỡng trên du thuyền
cao cấp ở vịnh Hạ Long. Tại đây, các buổi biểu diễn live music được tổ chức mỗi
chiều và tối trên du thuyền Paradise Elegance, Paradise Grand đã trở thành “đặc
sản” được du khách trong và ngoài nước yêu thích.
Paradise Vietnam đã tổ chức nhiều minishow và đêm nhạc
với sự tham gia của các nghệ sĩ như Bằng Kiều, Lê Hiếu, hay ban nhạc quốc tế
911. Hiệu ứng từ các chương trình này không chỉ giúp định vị thương hiệu mà còn
kích cầu du lịch Hạ Long, nâng cao công suất lưu trú tại các khách sạn và du
thuyền.
Theo ông Hoàng Văn Công, Quản lý vận hành Du thuyền
Paradise Delight, nhu cầu trải nghiệm nghỉ dưỡng kết hợp âm nhạc của du khách
Việt đang gia tăng nhanh chóng. Mặc dù mô hình này mới được biết đến ở Việt Nam
trong vài năm gần đây, song người Việt ngày càng sẵn sàng chi trả cho những trải
nghiệm mang giá trị cảm xúc và kết nối sâu sắc.
Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam nhận định, mô hình du lịch
kết hợp giải trí, trong đó có âm nhạc, chính là một trong những hướng phát triển
sản phẩm đặc thù nhằm tăng thời gian lưu trú, gia tăng mức chi tiêu của du
khách. Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam Nguyễn Trùng Khánh nhấn mạnh:
“Tạo trải nghiệm sâu sắc, cá nhân hóa và đa dạng hóa sản phẩm là chiến lược dài
hạn. Âm nhạc có vai trò đặc biệt trong việc kết nối cảm xúc của du khách với điểm
đến”.
"Đòn bẩy" cho du lịch Việt
Không chỉ đơn thuần là sự kết hợp giữa hai lĩnh vực,
du lịch âm nhạc đang trở thành một hành trình khám phá cảm xúc. Đối tượng mà loại
hình này hướng đến rất đa dạng, từ giới trẻ yêu nghệ thuật, khách quốc tế muốn
tìm hiểu văn hóa bản địa, đến những người đang tìm kiếm trải nghiệm nghỉ dưỡng
sâu lắng, riêng tư.
Khảo sát của Paradise Vietnam đầu năm 2025 cho thấy,
có đến 85% du khách đánh giá âm nhạc góp phần đáng kể vào giá trị cảm xúc của
chuyến đi. Chị Hoàng Thùy Linh (du khách từ TP. Hồ Chí Minh) chia sẻ sau chuyến
du ngoạn trên vịnh Hạ Long: “Tôi từng đi Hạ Long vài lần, nhưng chưa bao giờ thấy
cảnh đêm trên vịnh hòa cùng âm nhạc như lần này. Khi bản Careless Whisper vang
lên giữa không gian dịu nhẹ, cả nhà hàng dường như lặng đi để lắng nghe. Cảm
xúc lúc đó thật sự khó quên”.
Tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long. Ảnh: Văn Đức
- TTXVN
Tuy nhiên, cũng như nhiều xu hướng mới, du lịch âm nhạc
đang đối mặt với những thách thức nhất định. Đại diện Paradise Vietnam thừa nhận,
rào cản lớn nhất với mô hình này là mức độ nhận biết của thị trường còn thấp,
cùng với tâm lý e ngại khi chi trả cho tour du lịch tích hợp lưu trú - ẩm thực
- tham quan - nghệ thuật. Bên cạnh đó, việc tổ chức chương trình nghệ thuật phụ
thuộc vào lịch diễn, bản quyền, kỹ thuật sân khấu và nhân sự, đòi hỏi sự phối hợp
chặt chẽ giữa doanh nghiệp du lịch và đơn vị biểu diễn.
Dẫu vậy, tín hiệu thị trường vẫn cho thấy nhiều khả
quan. Nhiều doanh nghiệp du lịch đã và đang mạnh dạn xúc tiến hợp tác với các
nghệ sĩ trong và ngoài nước xây dựng tour chuyên biệt theo sự kiện hoặc thần tượng
(fan-tour), một mô hình phát triển mạnh ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan. Nếu triển
khai bài bản, đây có thể trở thành “đòn bẩy” đưa Việt Nam trở thành điểm đến
văn hóa giải trí hấp dẫn tại khu vực Đông Nam Á.
Theo Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Quốc gia đến
năm 2030, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xác định du lịch gắn với sự kiện, lễ
hội văn hóa thể thao giải trí là một trong những nhóm sản phẩm chủ lực. Các loại
hình mới như du lịch âm nhạc, điện ảnh, thể thao giải trí… được khuyến khích đầu
tư phát triển theo hướng chuyên nghiệp, gắn với bản sắc địa phương và tăng khả
năng cạnh tranh quốc tế.
Âm nhạc không chỉ làm phong phú thêm bản đồ sản phẩm
du lịch, mà còn góp phần nâng tầm cảm xúc trong mỗi hành trình. Với sự đầu tư
bài bản từ doanh nghiệp, định hướng chiến lược từ ngành và sự đón nhận tích cực
từ du khách, du lịch âm nhạc hứa hẹn sẽ là một “giai điệu mới” cho sự phát triển
sáng tạo và đầy cảm hứng của ngành du lịch Việt Nam trong thập niên tới.
TTVH