Nhóm
G7 đã tổ chức Hội nghị các cơ quan chống độc quyền tại Tokyo, Nhật Bản ngày
8/11, thảo luận các biện pháp thúc đẩy sự cạnh tranh trong lĩnh vực kỹ thuật số.
Hội
nghị đã thông qua một tuyên bố chung nhằm tăng cường sự hợp tác, chia sẻ thông
tin, kinh nghiệm giữa các quốc gia trong quản lý phát triển các công nghệ lớn
nhằm đảm bảo sự cạnh tranh công bằng.
Hãng
thông tấn Jiji cho biết, tuyên bố chung của hội nghị đánh giá các công nghệ mới
như trí tuệ nhân tạo (AI) hay không gian ảo (Metaverse) có khả năng gây ra cạnh
tranh không công bằng. Các công ty công nghệ thông tin khổng lồ đã có sức mạnh
tài chính và sức mạnh công nghệ nên dễ dàng đưa ra các dịch vụ mới có tính sáng
tạo cao hơn. Họ có thể tăng cường ảnh hưởng trên thị trường và hạn chế sự phát
triển của các công ty khởi nghiệp mới.
Để
tăng cường môi trường cạnh tranh công bằng, hội nghị lần này cũng nhất trí về
việc chia sẻ thông tin, kinh nghiệm để từ đó có thể áp dụng quy định phù hợp với
từng quốc gia.
Theo
báo Mainichi, hội nghị G7 đánh gia cao tầm quan trọng của việc chia sẻ thông
tin. Nhiều quy định cũng được các quốc gia gấp rút đưa ra trong những năm gần
đây do lo ngại các công ty công nghệ thông tin lớn độc quyền thị trường.
Riêng
về AI, các quốc gia G7 cũng đã đưa ra hướng dẫn cho quá trình phát triển, như tại
Mỹ đã ban hành yêu cầu nghiêm ngặt về tính an toàn của AI. Trong khi Hội đồng
chiến lược AI đang biên soạn các quy tắc cơ bản cho người dùng.
Đánh giá về các quy định mới, báo Sankei cho rằng, những động thái tăng cường quản lý sẽ khiến các nhà phát triển bị ràng buộc bởi các quy định ngày càng phức tạp, có thể cản trở sự đổi mới công nghệ.
Trên
thực tế, Apple và Google đã phản đối các quy định do nhiều nước đưa ra, cho rằng
xu hướng phát triển của họ là kết quả lựa chọn từ người tiêu dùng. Lấy ví dụ,
Trung Quốc là quốc gia đang phát triển công nghệ ngoài khuôn khổ các quy định của
G7, nên cần thận trọng để không cản trở sự phát triển của đổi mới sáng tạo.
Quy
định các cơ quan chống độc quyền đưa ra tại hội nghị đang hướng tới tạo ra hình
mẫu để từng quốc gia ban hành các quy định phù hợp theo tình hình, đảm bảo thị
trường công bằng và quy định mới sẽ không ảnh hưởng đến quá trình phát triển đổi
mới công nghệ.
Theo PV Long Nguyễn -
VTV