Cụ
thể, Uỷ ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) đã tăng lãi suất chuẩn thêm 0,25%.
Đây cũng là con số được thị trường dự đoán trong thời gian gần đây. Theo đó, phạm
vi lãi suất liên bang đang ở mức 5% đến 5,25%, cao nhất kể từ tháng 8/2007.
Song,
điều mà thị trường đang chờ đợi đó là lộ trình tiếp theo của Fed sẽ như thế
nào, đặc biệt là trong bối cảnh mối lo ngại về tăng trưởng kinh thế và những bất
ổn ngành ngân hàng đang kéo dài bao trùm toàn bộ Phố Wall.
Thông
báo sau cuộc họp cũng cho thấy “ý đồ” của Fed. Thông báo lần này đã không nhắc
đến một chi tiết có trong nội dung trước đó là “Uỷ ban dự đoán rằng việc bổ sung
một số chính sách có thể là phù hợp để Fed đạt được mục tiêu lạm phát 2%”.
Ngoài
ra, thông báo cũng có sự thay đổi khi nói về "việc củng cố chính sách bổ
sung có thể là phù hợp". Trước đây, FOMC đã nói về cách cơ quan này xác định
"mức độ tăng phạm vi mục tiêu của lãi suất".
Thông
báo lần này cũng nhắc lại rằng Fed sẽ "xét đến tác động của việc thắt chặt
chính sách tiền tệ, độ trễ của chính sách tiền tệ ảnh hưởng ra sao đến hoạt động
kinh tế và lạm phát, cũng như sự phát triển về kinh tế và tài chính."
Theo
CNBC, nhìn chung, những động thái này thể hiện sự "thừa nhận" phần
nào rằng dù chính sách tiền tệ thắt chặt vẫn sẽ được duy trì, nhưng con đường
phía trước đối với việc tăng lãi suất sẽ không phải là khả năng rõ ràng, khi
các nhà hoạch định chính sách đánh giá các dữ liệu kinh tế và điều kiện tài
chính.
Quyết
định tăng lãi suất mới đây được đưa ra trong bối cảnh kinh tế Mỹ đang trong
tình trạng mong manh và đối diện với sự phản đối của các nhà lập pháp của đảng
Dân chủ. Tuần này, họ đã thúc giục Fed ngừng tăng lãi suất vì cho rằng động
thái này có thể gây suy thoái kinh tế và khiến nhiều việc làm bị mất.
Tuy
nhiên, thị trường lao động Mỹ vẫn mạnh lên kể từ đợt tăng lãi suất đầu tiên được
thực hiện vào tháng 3/2022. Đồng thời, lạm phát vẫn ở mức cao hơn nhiều so với
mục tiêu 2% của Fed. Nhiều quan chức cũng cho biết lãi suất có thể cần phải duy
trì ở mức cao ngay cả khi lộ trình tăng được tạm dừng.
Ngoài
lạm phát, Fed cũng phải đối diện với những bất ổn của ngành ngân hàng khi 3
ngân hàng khu vực sụp đổ. Dù các quan chức NHTW khẳng định cả ngành vẫn ở trạng
thái ổn định, nhưng việc thắt chặt các điều kiện tín dụng và quy định sắp tới dự
kiến sẽ ảnh hưởng nhiều hơn đến đà tăng trưởng kinh tế, vốn chỉ đạt 1,1% hàng
năm trong quý I.
Thông
báo sau cuộc họp lưu ý rằng "các điều kiện tín dụng được thắt chặt hơn với
các hộ gia đình và doanh nghiệp có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế, hoạt động
tuyển dụng và lạm phát".
Trong
cuộc họp tháng 3, các nhà kinh tế chính của Fed đã cảnh báo rằng một cuộc suy
thoái nông có thể bắt nguồn từ chính những bất ổn của ngành ngân hàng.
Trong
khi lãi suất tăng cao đã khiến vấn đề của các ngân hàng trở nên căng thẳng hơn,
thì giới chức Fed khẳng định NHTW đang tập trung vào lạm phát. Các số liệu gần
đây cho thấy giá cả đã giảm nhẹ, dù các nhân tố như chi phí nhà ở và chăm sóc y
tế vẫn ở mức cao, còn giá các mặt hàng như thực phẩm năng lượng đã giảm rõ rệt.
Trong
bối cảnh hiện tại, thị trường dự đoán đà tăng trưởng kinh tế chậm lại và nguy
cơ suy thoái sẽ buộc Fed phải hạ lãi suất vào cuối năm nay.
Theo
ISM, hoạt động sản xuất ở Mỹ đã sụt giảm trong 6 tháng qua. Tuy nhiên, lĩnh vực
dịch vụ, chiếm phần lớn trong tỷ trọng nền kinh tế 26,5 nghìn tỷ USD của Mỹ, lại
đang tăng trưởng.
Thị
trường lao động hiện vẫn ổn định. Trong tháng 4, khu vực tư nhân đã tuyển dụng
thêm 296.000 việc làm, vượt xa dự đoán của các nhà kinh tế. Con số này cho thấy
rằng sau những nỗ lực của Fed nhằm hạ nhiệt nền kinh tế và điều chỉnh tình trạng
mất cân bằng cung-cầu, thì họ vẫn có nhiều vấn đề cần phải giải quyết.