Công viên Khoa học Nam Đài Loan – nơi được mệnh danh là “Thung lũng Silicon” của Đài Loan đã có một loạt hoạt động vào cuối tháng 5 vừa qua. Những chiếc xe tải nối tiếp nhau chạy dọc con đường, kéo theo những vật liệu như dầm thép cho khu vực đang xây dựng thêm nhiều nhà máy sản xuất tại khu vực này.

Khu công nghiệp ở thành phố Đài Nam bắt đầu là trung tâm sản xuất của Taiwan Semiconductor Manufacturing Co., (TSMC) nhà sản xuất chip theo hợp đồng hàng đầu thế giới. Đây là quê hương của một số nhà sản xuất chip tiên tiến nhất trên thế giới, sản xuất bộ vi xử lý cho iPhone của Apple.

TSMC vừa hoàn thành 4 cơ sở mới trong khu vực với dư địa về công suất vẫn còn khá lớn nhằm phục vụ cho việc sản xuất các loại chip với công nghệ tiên tiến nhất (dòng 3nn trở xuống). Ước tính mỗi cơ sở đều có gias khoảng 10 tỷ USD.

"Chúng tôi cũng đang gấp rút hoàn thành công việc xây dựng tại công trường TSMC này", một công nhân xây dựng làm việc trong nhiệt độ khoảng 35 độ C chia sẻ với phóng viên.. "Mọi người ở đây làm việc ngoài giờ đến tận khuya, và chúng tôi cũng làm việc cả những ngày nghỉ"


Powerchip Semiconductor đang xây dựng một cơ sở sản xuất chip lớn ở Quận Miaoli, phía Tây Bắc Đài Loan.

Sự bùng nổ các công trình xây dựng này cũng mở rộng ra ngoài TSMC và thành phố Đài Nam. Nghiên cứu của Nikkei cho thấy ít nhất 20 nhà máy mới đang được xây dựng hoặc mới hoàn thành trên khắp nơi từ Đài Bắc (phía bắc) tới Cao Hùng (phía Nam) của Đài Loan.

Tổng diện tích xây dựng của các dự án ước tính có thể lên tới 2 triệu m2 tương đương với kích thước của 40 sân vận động bóng chày.

Có thể thấy rằng không có nơi nào khác trên thế giới đang chứng kiến ​​sự gia tăng năng lực sản xuất chip như tại Đài Loan.

Trong khi đó, Các khoản đầu tư cho nhà máy theo kế hoạch của TSMC tại Hoa Kỳ ở Arizona và nhà máy được đề xuất của Hãng ở tỉnh Kumamoto của Nhật Bản sẽ lần lượt trị giá 12 tỷ USD và 8,6 tỷ USD. Kumamoto nằm trên đảo Kyushu, có diện tích tương đương với Đài Loan.


Dữ liệu từ Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn và các nguồn khác cho thấy, Đài Loan đã dẫn đầu thế giới về sản xuất chip và chiếm hơn 90% tổng công suất trong các thiết bị bán dẫn tiên tiến. Và phần còn lại chủ yếu ở Hàn Quốc.

Một số nhà hoạch định chính sách của Mỹ cho rằng việc phụ thuộc quá nhiều vào chip Đài Loan tạo ra rủi ro chuỗi cung ứng toàn cầu. Tổng thống Joe Biden đã ký một lệnh điều hành để hỗ trợ chuỗi cung ứng của Mỹ đối với chất bán dẫn và các nguyên liệu đầu vào công nghiệp quan trọng khác vào tháng 2 năm 2021 trong bối cảnh tình trạng thiếu chip ngày càng tăng.

Washington kể từ đó đã liên hệ với các công ty và chính quyền Đài Loan, mời họ đầu tư vào Mỹ và xây dựng các chuỗi cung ứng thay thế. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán đã đạt được tiến độ chậm chạp vì bản chất chiến lược của ngành công nghiệp bán dẫn khiến các quyết định nhanh chóng trở nên khó khăn.

Chất bán dẫn là một chủ đề mà Đài Bắc có thể tương tác với Washington trên cơ sở bình đẳng, và nhượng bộ một cách dễ dàng hay một thứ đòn bẩy ngoại giao chiến lược. Bất chấp hoặc có thể vì những rủi ro địa chính trị mà quốc gia này có thể phải đối mặt, người Đài Loan vẫn luôn hy vọng duy trì năng lực sản xuất chip trong nước càng nhiều càng tốt.

Một nguồn tin trong ngành công nghiệp chip của Quốc gia này tiết lộ: “Với sản lượng bán dẫn tập trung phần lớn  ở Đài Loan, thế giới không thể bỏ rơi quốc gia này”.

Theo Nikkei