Li-Ning, một trong những thương hiệu thể thao lớn nhất Trung Quốc đã bị hải quan Mỹ cấm nhập khẩu trong tuần này với lý do công ty sử dụng thêm nguồn lao động từ Triều Tiên.

Tuy nhiên, người đứng đầu thương hiệu đang rà soát lại chuỗi cung ứng và cho biết trong một tuyên bố gửi đến sàn chứng khoán Hồng Kông, nơi giao dịch của Công ty TNHH Li-Ning, rằng không có sử dụng nguồn lao động Triều Tiên như Mỹ tuyên bố vừa qua.

“Công ty nghiêm cấm và phản đối bất kỳ hình thức lao động cưỡng bức nào do các nhà cung cấp sử dụng”“luôn đề cao quyền con người và quyền hợp pháp của người lao động”, Li nói, đồng thời cho biết thêm, đây là những “nguyên tắc cơ bản” cho sự hợp tác của công ty ông với tất cả các đối tác.

Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP) cho biết: “Trừ khi nhà nhập khẩu cung cấp bằng chứng rõ ràng và thuyết phục, rằng không có lao động Triều Tiên”.

Theo Đạo luật Chống đối thủ của Mỹ thông qua trừng phạt (CAATSA), hàng hóa do Triều Tiên sản xuất toàn bộ hoặc một phần ở bất kỳ nơi nào trên thế giới đều bị cấm ở Mỹ, trừ khi có bằng chứng rõ ràng và thuyết phục tuyệt đối với sản phẩm.

Một phát ngôn viên của CBP cho biết trong một email: “CAATSA là một biện pháp trừng phạt và đã được áp dụng đối với Li-Ning cho đến khi… công ty có thể bác bỏ giả định của CBP về lao động Triều Tiên trong chuỗi cung ứng của họ.”

Có thể nói, lệnh cấm đối với Li-Ning là động thái mới nhất giữa Mỹ và Trung Quốc, khi mối quan hệ song phương tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ đã đổ dồn vào các hành động trừng phạt đối với các công ty đang duy trì thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất hành tinh.

Li Ning nói: “Hội đồng quản trị của ông không thể phản hồi "suy đoán" hoặc "cáo buộc" sử dụng lao động Triều Tiên mà không biết rõ nguồn thông tin. Công ty sẽ áp dụng chính sách không khoan nhượng đối với các hành vi sai trái và làm việc chặt chẽ hơn nữa với các bên nhà cung cấp nguyên liệu cho thương hiệu”.


TP