Họ cần thúc đẩy doanh thu bằng cách đáp ứng các mục tiêu khắt khe về năng suất và đảm bảo chất lượng nghiêm ngặt, đồng thời tuân thủ các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm và phát triển bền vững ngày càng được nâng cao.
Bên cạnh những yêu cầu trên, những đơn vị
này còn phải”đương đầu” với tác động sâu rộng từ tình trạng thiếu hụt lao động
có tay nghề.
Những áp lực này đặt các nhà lãnh đạo
ngành F&B vào thế khó: làm sao để đạt hiệu quả cao hơn với nguồn lực ít
hơn. Lời giải cho bài toán này chính là các công cụ số hiện đại, giúp tăng cường
an toàn thực phẩm và giảm thiểu các vấn đề liên quan đến nguồn nhân lực. Với những
công cụ số phù hợp, các doanh nghiệp có thể tối ưu hóa quy trình sản xuất, nâng
cao năng suất, cải thiện chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm, đồng thời bảo
toàn được giá trị riêng của doanh nghiệp.
Thiếu hụt lao động ảnh hưởng lớn đến hoạt động F&B. Các vấn đề liên quan đến nhân lực xuất hiện ở mọi bộ phận từ “nhà xưởng đến phòng họp”, khiến việc đánh giá tác động đến hoạt động hàng ngày đôi khi trở nên khó khăn. Dưới đây là một số lĩnh vực thường xuyên bị ảnh hưởng:
1. Tiến độ chậm và năng suất thấp: Khi
trách nhiệm vệ sinh gặp phải giới hạn của tình trạng thiếu nhân sự, chu kỳ CIP
có thể kéo dài hơn và mất tính đồng bộ. Hơn nữa khi quá bận rộn, các quản lý tại
nhà máy có thể sẽ không nhận ra các vấn đề về thiết bị hoặc quy trình khiến quá
trình sản xuất càng chậm lại.
2. Kinh nghiệm dần trở nên “lỗi thời”:
Trong thời điểm tỷ lệ nghỉ việc cao, các đơn vị F&B có nguy cơ thụt lùi về
công nghệ liên quan đến chu trình vệ sinh và khử trùng. Khi kinh nghiệm quý báu
ra đi cùng người nghỉ việc, cả an toàn thực phẩm và hiệu quả hoạt động đều bị ảnh
hưởng.
3. Tập trung ngắn hạn thay vì chiến lược
dài hạn: Việc tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới từ nguồn ứng viên ngày càng cạn
kiệt, tốn nhiều thời gian và công sức. Ngoài ra, việc tối ưu hóa hoạt động, xây
dựng quy trình bền vững hơn, kéo dài tuổi thọ thiết bị cốt lõi thông qua bảo dưỡng
đúng cách - tất cả những nhiệm vụ quan trọng này có thể bị gạt sang một bên.
Tuy nhiên, các công cụ số hiện đại có thể
giảm thiểu tác động của việc thiếu hụt lao động và giúp các nhà lãnh đạo
F&B đạt được mục tiêu trên nhiều chỉ số hiệu suất. Các giải pháp số như nền
tảng 3D TRASAR™ cho CIP và Supervisor™ cho An toàn và Chất lượng Thực phẩm của
Ecolab cung cấp thông tin thời gian thực có thể giúp các nhà chế biến thực phẩm
giải quyết các vấn đề về quy trình do tỷ lệ nghỉ việc cao và thiếu hụt lao động
gây ra. Công cụ số giúp duy trì tiến độ đúng kế hoạch và phát hiện vấn đề mới nổi,
chuẩn hóa và lưu trữ kiến thức nhà máy và tiết kiệm thời gian cũng như năng lượng.
Những công cụ số giúp chuyển đổi hoạt động
vệ sinh và khử trùng, cho phép các nhà máy áp dụng cách tiếp cận chủ động. Bên
cạnh đó, các doanh nghiệp có thể tập trung hơn vào việc thúc đẩy hiệu quả và
năng suất, đồng thời bảo vệ an toàn và chất lượng thực phẩm.
Theo TCĐTNN