Ưu đãi đầu
tư đối với dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp và dự án đầu
tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp
Nghị định
quy định ưu đãi đầu tư đối với: Cụm công nghiệp là địa bàn có điều kiện kinh tế
- xã hội khó khăn; đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp là ngành,
nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư.
Việc áp dụng
các ưu đãi đối với các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp,
dự án đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp được thực hiện theo quy
định của pháp luật về đất đai, pháp luật về thuế, pháp luật về tín dụng và quy
định khác của pháp luật có liên quan. Trường hợp pháp luật quy định các mức ưu
đãi khác nhau thì áp dụng mức ưu đãi cao nhất.
Hỗ trợ đầu
tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp
Nghị định
quy định Ngân sách địa phương (đã bao gồm thu bổ sung có mục tiêu từ ngân sách
trung ương cho ngân sách địa phương) cân đối hỗ trợ đầu tư, phát triển hệ thống
hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài cụm công nghiệp trên địa bàn (ưu tiên hỗ trợ đầu
tư công trình hạ tầng bảo vệ môi trường các cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động;
hỗ trợ đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật chung thiết yếu của cụm công nghiệp
tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, cụm công
nghiệp phát triển theo hướng liên kết ngành, chuyên ngành, hỗ trợ, sinh thái, bảo
tồn nghề truyền thống) theo quy định của Luật Đầu tư công và Luật Ngân sách nhà
nước.
Nhà nước hỗ
trợ không quá 30% tổng mức vốn đầu tư của dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật
cụm công nghiệp. Kinh phí hỗ trợ không tính vào tổng mức đầu tư của dự án để
tính giá cho thuê lại đất, giá sử dụng hạ tầng đối với các dự án đầu tư trong cụm
công nghiệp. Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp có trách nhiệm
quản lý, sửa chữa, vận hành thường xuyên các công trình hạ tầng kỹ thuật được hỗ
trợ để phục vụ hoạt động chung của cụm công nghiệp.
Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định hoặc quyết định
theo thẩm quyền, quy định của pháp luật về việc hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng
kỹ thuật các cụm công nghiệp trên địa bàn.
Hỗ trợ hoạt
động phát triển cụm công nghiệp
1. Ngân
sách trung ương đảm bảo kinh phí hoạt động phát triển cụm công nghiệp do Bộ
Công Thương thực hiện gồm:
a) Điều
tra, xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu cụm công nghiệp; tổ chức hội nghị, hội thảo,
phối hợp xúc tiến đầu tư cụm công nghiệp; thông tin tuyên truyền, in ấn, xuất bản
tài liệu, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, pháp luật, chính sách về cụm công nghiệp;
b) Khảo
sát, đánh giá, xây dựng chính sách, mô hình quản lý, kinh nghiệm phát triển cụm
công nghiệp ở trong và ngoài nước; xây dựng, phổ biến thực hiện chính sách,
pháp luật về quản lý, phát triển cụm công nghiệp;
c) Nghiên
cứu, xây dựng tiêu chí xác định các mô hình phát triển cụm công nghiệp hiệu quả,
bảo vệ môi trường (như cụm công nghiệp chuyên ngành, cụm công nghiệp hỗ trợ, cụm
công nghiệp sinh thái,…); tổ chức hướng dẫn, công nhận đối với các mô hình phát
triển cụm công nghiệp; tổ chức khen thưởng, tổng kết, xây dựng báo cáo định hướng
phát triển cụm công nghiệp.
2. Ngân
sách địa phương đảm bảo kinh phí hoạt động phát triển cụm công nghiệp do địa
phương thực hiện gồm:
a) Hoạt động
phát triển cụm công nghiệp quy định tại a và b điểm 1;
b) Tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư cụm công nghiệp; điều tra, khảo sát các tổ chức, cá nhân có nhu cầu di dời, đầu tư vào cụm công nghiệp; lập, thẩm định thành lập, mở rộng cụm công nghiệp; lập quy hoạch chi tiết xây dựng cụm công nghiệp; hỗ trợ thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến cụm công nghiệp;
c) Hỗ trợ
kinh phí lập dự án đầu tư, chi phí vận chuyển, lắp đặt máy móc, dây chuyền thiết
bị cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình trong làng nghề,
khu dân cư di dời vào trong cụm công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề. Mức hỗ
trợ cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Nghị định
nêu rõ kinh phí hoạt động phát triển cụm công nghiệp là nguồn kinh phí sự nghiệp;
được quản lý, sử dụng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản
hướng dẫn thực hiện.
Theo BCP