Theo báo cáo vừa được công bố của Cục thông kê Bộ Lao động Mỹ, chỉ số giá tiêu dùng – thước đo lạm phát trong tháng 9 tăng 0.4% so với tháng trước và tăng 3.7% so với cùng kỳ nắm trước. Mức tăng này cao hơn so với dự báo ước tính của Dow Jones là 0,3% và 3,6%.

Loại trừ giá thực phẩm và năng lượng, CPI lõi tháng 9 đã tăng 0,3% so với tháng trước và 4,1% so với cùng kỳ. Con số này cho thấy sự phù hợp với các dự báo bởi các nhà hoạch định chính sách thường đặt trong tâm hơn vào chỉ số cốt lõi khi đưa ra các dự báo trong dài hạn.

Các yếu tố chính là nguyên nhân khiến chỉ số giá tiêu dùng tăng cao theo cáo cáo gồm: giá nhà chiếm 1/3 trọng số CPI đã tăng lần lượt là 0,6% so với tháng trước và 7,2% so với năm trước; Chi phí năng lượng tăng 1,5%, trong đó giá xăng tăng 2,1% và giá dầu nhiên liệu tăng 8,5%, và thực phẩm tăng 0,2% trong tháng thứ ba liên tiếp; Giá dịch vụ, được coi là chìa khóa định hướng lạm phát trong dài hạn, cũng tăng 0,6% so với tháng trước và 5,7% so với cùng kỳ; Giá xe có nhiều biến động, trong đó xe mới tăng 0,3% và xe cũ giảm 2,5%. Giá xe đã qua sử dụng, nguyên nhân chính gây lạm phát trong những ngày đầu của đại dịch Covid , đã giảm 8% so với một năm trước.Trong khi đó, các mặt hàng đóng góp làm giảm giá tiêu dùng là may mặc (-0,8%) và hàng hóa chăm sóc y tế (-0,3%). Dịch vụ chăm sóc y tế tăng 0,3% trong tháng nhưng giảm 2,6% so với cùng kỳ năm trước.

Nhật xét về báo cáo chỉ số giá tiêu dùng, chuyên gia phân tích kinh tế của Navy Federal Credit Union - Robert Frick, cho biết: “Tỷ lệ lạm phát nhìn có vẻ tương đối ổn định như hiện tại nhưng điều đó ko có nghĩa là gánh nặng về chi phí sinh hoạt đối với các gia đình ko tăng nên, Chi phí giá nhà ở và thực phẩm tăng thực sự là vấn đề đau đầu đối với nhiều người”.

Còn theo Andrew Hunter - phó giám đốc phụ trách kinh tế Mỹ tại Capital Economics, cho biết: “Tốc độ suy giảm luôn không chắc chắn. Nhưng dù bạn nhìn ở bất cứ đâu, (dữ liệu) đều cho thấy lạm phát sẽ giảm thay vì tăng”.

 

Chỉ số CPI & CPI lõi của Mỹ giai đoạn 2020 - 2023

Tổng số đơn xin trợ cấp thất nghiệp được công bố trong tháng 9 là 209.000, dưới mức ước tính 210.000. Báo cáo CPI sẽ là cơ sở quan trọng cho việc các quan chức của Cục Dự trữ Liên bang tính toán các động thái chính sách tiếp theo của họ.

Trong Biên bản cuộc họp tháng 9 của Fed, được công bố trước đó đã cho thấy những luồng ý kiến trái chiều dù quyết định cuối cùng là không tăng lãi suất nhưng bản tóm tắt cho thấy mối lo ngại kéo dài về lạm phát và lo ngại rằng rủi ro tăng giá vẫn còn.

Nhiều quan chức Fed đã nói rằng việc tăng lãi suất có thể phủ nhận sự cần thiết phải thắt chặt chính sách hơn nữa và thị trường hiện đang đánh giá một khả năng nhỏ là ngân hàng trung ương sẽ bỏ phiếu cho 1 đợt tăng lãi suất lần cuối cùng của năm nay. Và sẽ kéo dài thời gian duy trì lãi suất cao trước khi giảm khoảng 0,75 điểm phần trăm lãi suất cho vay vào khoảng cuối năm 2024.

Và những ngày gần đây nhiều tin tức trái chiều xuất hiện có khả năng tác động tiêu cực tới xu hướng lạm phát. 2 trong số đó có thể kể đến theo các Các nhà kinh tế đánh giá có thể sẽ là tiềm năng tạo ra áp lực tăng cho lạm phát là cuộc xung đột Israel - Hamas có khả năng đẩy giá năng lượng toàn cầu tăng cao và Cuộc đình công của Công nhân ngành sản xuất ô tô có thể đẩy giá ô tô tăng nếu lượng hàng tồn kho giảm.

T/h theo CNBC