Theo số liệu Tổng
cục Thống kê vừa công bố, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2022
tăng 0,38% so với tháng trước; (khu vực thành thị tăng 0,34%; khu vực nông
thôn tăng 0,42%). Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 9 nhóm
hàng tăng giá so với tháng trước; 2 nhóm hàng giảm giá. Cụ thể:
1. Hàng ăn và dịch vụ ăn uống (+0,27%)
Chỉ số giá nhóm
hàng ăn và dịch vụ ăn uống tháng 5/2022 tăng0,27% so với tháng trước, tác động
làm CPI chung tăng 0,09 điểm phần trăm, trong đó lương thực tăng 0,28%, tác động
tăng 0,01 điểm phần trăm; thực phẩm tăng 0,22%, tác động tăng 0,05 điểm phần
trăm; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,4%, tác động tăng 0,03 điểm phần trăm.
2. Đồ uống và thuốc lá (+0,33%)
3. May mặc, mũ nón, giày dép (+0,18%)
Chỉ số giá nhóm
may mặc, mũ nón, giày dép tháng 5/2022 tăng 0,18% so với tháng trước do giá
nguyên phụ liệu sản xuất tăng vì ảnh hưởng của khủng hoảng Nga-Ucraina và chiến
lược zero Covid từ Trung Quốc. Trong đó, giá quần áo may sẵn tăng 0,25%; mũ nón
tăng 0,2%; dịch vụ may mặc tăng 0,25%; dịch vụ giày, dép tăng 0,4%.
4. Nhà ở và vật liệu xây dựng (-0,13%)
Nhóm nhà ở và vật
liệu xây dựng tháng 5/2022giảm 0,13% so với tháng trước chủ yếu do giá gas giảm
5,38% so với tháng trước vì từ ngày 01/5/2022, giá gas trong nước điều chỉnh giảm
29.000 đồng/bình 12 kg sau khi giá gas thế giới giảm 95 USD/tấn (từ mức 950 USD/tấn
xuống mức 855 USD/tấn).
Bên cạnh đó, một
số mặt hàng trong tháng có giá tăng so với tháng trước:
– Giá vật liệu bảo
dưỡng nhà ở tăng 0,66% do giá thép tăng khi giá nguyên liệu từ quặng sắt, thép
phế liệu… tăng; giá nguyên vật liệu đầu vào trong sản xuất xi măng như xăng dầu
và than đá tăng cao. Ngoài ra, giá một số sản phẩm vật liệu xây dựng khác cũng
tăng cao như đá, cát, gạch xây dựng.
– Giá dầu hỏa
tăng 3,95% so với tháng trước do ảnh hưởng của đợt điều chỉnh giá ngày
04/5/2022, 11/5/2022 và 23/5/2022.
-Giá điện sinh
hoạt tháng Năm tăng 0,7% so với tháng trước; giá nước sinh hoạt tăng 1,03% do
nhu cầu sử dụng tăng khi thời tiết chuyển sang hè.
5. Thiết bị và đồ dùng gia đình (+0,22%)
Nhóm thiết bị và
đồ dùng gia đình tháng 5/2022 tăng 0,22% so với tháng trước, tập trung chủ yếu ở
các mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng tăng cao vào mùa hè: Giá máy điều hòa nhiệt độ
tăng 0,43% so với tháng trước; giá quạt điện tăng 0,21%; giá tủ lạnh tăng
0,41%… Ở chiều ngược lại, giá bình nước nóng giảm 0,27% so với tháng trước và
giá bếp gas giảm 0,28%.
6. Giao thông (+2,34%)
7. Giáo dục (+0,17%)
8. Văn hóa, giải trí và du lịch (+0,74%)
9. Hàng hóa và dịch vụ khác (+0,19%)
10. Chỉ số giá vàng (-0,52%)
Giá vàng trong
nước biến động cùng chiều với giá vàng thế giới. Tính đến ngày 25/5/2022, bình
quân giá vàng thế giới ở mức 1.845 USD/ounce, giảm 4,6% so với tháng 4/2022do đồng
USD mạnh lên và lợi suất trái phiếu tăng trở lại làm giảm sức hấp dẫn của vàng.
Trong nước, chỉ số giá vàng tháng 5/2022giảm 0,52% so với tháng trước; tăng
9,86% so với cùng kỳ năm 2021; bình quân 5 tháng đầu năm 2022 tăng 6,48%.
11. Chỉ số giá đô la Mỹ (+0,65%)
Đồng đô la Mỹ trên thị trường thế giới tăng sau khi Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nâng lãi suất 0,5 điểm phần trăm vào ngày 04/5/2022. Tính đến ngày 25/5/2022, chỉ số đô la Mỹ trên thị trường quốc tế đạt mức 103,53 điểm, tăng 2,78 điểm so với tháng trước. Trong nước, giá đô la Mỹ bình quân trên thị trường tự do quanh mức 23.147 VND/USD.Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 5/2022 tăng 0,65% so với tháng trước và tăng 0,21% so với cùng kỳ năm 2021; bình quân 5 tháng đầu năm 2022 giảm 0,49%.
So với cùng kỳ
năm trước, CPI tháng 5/2022 tăng 2,86%, tăng
2,48% so với tháng 12/2021, Bình quân 5 tháng đầu năm, chỉ số CPI tăng
2,25% so với cùng kỳ năm trước
Nguyên nhân chủ yếu làm tăng CPI trong 5 tháng đầu năm
2022:
Một trong những
nguyên nhân chính theo tổng cục thống kê đánh giá là do giá xăng dầu trong nước
tăng theo giá thế giới; giá lương thực, thực phẩm, giá hàng hóa và dịch vụ tiêu
dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào. Cụ thể,
- Trong 5 tháng
đầu năm, giá xăng dầu được điều chỉnh 13 đợt, làm cho giá xăng A95 tăng 7.360đồng/lít;
xăng E5 tăng 7.080 đồng/lít và dầu diezen tăng 7.980 đồng/lít. Bình quân 5
tháng đầu năm, giá xăng dầu trong nước tăng 49,95% so với cùng kỳ năm trước,
tác động làm CPI chung tăng 1,8 điểm phần trăm.
- Giá gas trong
nước biến động theo giá gas thế giới, giá gas 5 tháng đầu năm tăng 26,67% so với
cùng kỳ năm trước, góp phần làm CPI chung tăng 0,39điểm phần trăm.
- Dịch Covid-19
đã được kiểm soát, nhu cầu ăn ngoài nhà hàng tăng nên giá ăn uống ngoài gia
đình bình quân 5 tháng đầu năm nay tăng 3,31% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI
chung tăng 0,28 điểm phần trăm.
- Giá vật liệu bảo
dưỡng nhà ở 5 tháng tăng 8,28% so với cùng kỳ năm trước do giá xi măng, sắt,
thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào, tác động làm CPI chung
tăng 0,17 điểm phần trăm.
- Giá gạo trong
nước tăng theo giá gạo xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng gạo nếp và gạo tẻ ngon
trong dịp Tết Nguyên đán tăng cao làm cho giá gạo5 tháng đầu năm 2022 tăng 1%
so với cùng kỳ năm trước, làm CPI chung tăng 0,03 điểm phần trăm.
Bên cạnh các
nguyên nhân làm tăng CPI, có một số nguyên nhân làm giảm CPI trong 5 tháng đầu
năm 2022 như giá các mặt hàng thực phẩm 5 tháng đầu năm giảm 0,73% so với cùng
kỳ năm trước, làm CPI giảm 0,16 điểm phần trăm; trong đó giá thịt lợn giảm
20,8%; giá thịt chế biến giảm 4,23%.
Giá dịch vụ giáo
dục giảm 3,71% do một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương miễn giảm học
phí từ học kỳ 1 năm học 2021-2022 do ảnh hưởng của dịch COVID-19, làm CPI chung
giảm 0,2 điểm phần trăm. Giá bưu chính viễn thông giảm 0,56% so với cùng kỳ năm
trước do giá điện thoại di động giảm.
Cũng trong tháng
Năm nay, giá vàng trong nước biến động cùng chiều với giá vàng thế giới. Tính đến
ngày 25/5/2022, bình quân giá vàng thế giới ở mức 1.845 USD/ounce, giảm 4,6% so
với tháng 4/2022 do đồng USD mạnh lên và lợi suất trái phiếu tăng trở lại làm
giảm sức hấp dẫn của vàng. Trong nước, chỉ số giá vàng tháng 5/2022 giảm 0,52%
so với tháng trước; tăng 9,86% so với cùng kỳ năm 2021; bình quân 5 tháng đầu
năm 2022 tăng 6,48%.
Đồng USD trên thị
trường thế giới tăng sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất 0,5 điểm
phần trăm vào ngày 04/5/2022. Tính đến ngày 25/5/2022, chỉ số đồng USD trên thị
trường quốc tế đạt mức 103,53 điểm, tăng 2,78 điểm so với tháng trước. Trong nước,
giá đồng USD bình quân trên thị trường tự do quanh mức 23.147 VND/USD. Chỉ số
giá USD tháng 5/2022 tăng 0,65% so với tháng trước và tăng 0,21% so với cùng kỳ
năm 2021; bình quân 5 tháng đầu năm 2022 giảm 0,49%.
Tổng cục Thống
kê cũng cho biết lạm phát cơ bản tháng 5, tăng 0,29% so với tháng trước và tăng
1,61% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 5 tháng đầu năm 2022, lạm phát cơ bản
tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2021 và thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng
2,25%), điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực và
giá xăng dầu./.
Theo TCKTK