Hồi
10 giờ ngày 26/9, vị trí tâm bão ở khoảng 16,0 độ Vĩ Bắc; 118,1 độ Kinh Đông,
trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc và giữa Biển Đông, cách quần đảo
Hoàng Sa khoảng 650km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp
12 (118-133km/giờ), giật cấp 14. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở
lên khoảng 210km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12
trở lên khoảng 100km tính từ tâm bão.
Dự
báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được
20-25km có xu hướng mạnh thêm. Đến 10 giờ ngày 27/9, vị trí tâm bão ở khoảng
15,7 độ Vĩ Bắc; 113,2 độ Kinh Đông, ngay trên khu vực phía Đông Nam quần
đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (134-149km/giờ),
giật cấp 16.
Vùng
nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ
cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 12,5 đến 20,0 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến
110,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có
nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và lốc xoáy. Cấp độ rủi ro
thiên tai: cấp 3.
Trong
24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được
20-25km và tiếp tục mạnh thêm. Đến 10 giờ ngày 28/9, vị trí tâm bão ở khoảng
15,6 độ Vĩ Bắc; 108,5 độ Kinh Đông, trên khu vực đất liền Thừa Thiên Huế -
Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (103-133km/giờ),
giật cấp 14.
Vùng
nguy hiểm trên biển trong 24 đến 48 giờ tiếp theo (gió mạnh từ cấp 6 trở
lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 12,0 đến 20,0 độ Vĩ Bắc; phía Tây
kinh tuyến 117,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền, đê, kè biển, khu nuôi
trồng thủy sản và các hoạt động khác tại các vùng biển trên đều có nguy
cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn, lốc xoáy và nước biển dâng do bão.
Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 4.
Trong
48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được
20-25km, đi sâu vào đất liền khu vực Trung Trung Bộ, suy yếu dần thành áp
thấp nhiệt đới, sau đó tiếp tục suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực
Thái Lan. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6
(dưới 39km/giờ).
Cảnh
báo gió mạnh, sóng lớn trên biển, nước dâng do bão vùng ven bờ: vùng
biển phía Nam khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng
Sa), khu vực Giữa Biển Đông có mưa bão, gió mạnh cấp 8-9, sau tăng lên cấp
10-11; vùng gần tâm bão cấp 12-14, giật cấp 16; sóng biển cao từ 9-11m; biển động
dữ dội.
Từ
trưa 27/9, vùng biển ngoài khơi khu vực từ Quảng Bình đến Ninh Thuận (bao gồm
huyện đảo Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, Lý Sơn) có gió mạnh cấp 8-9, sau tăng lên cấp
10-11, vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-14, giật cấp 16, sóng biển cao 8-10m,
biển động dữ dội. Từ tối và đêm 27/9 vùng biển ven bờ khu vực từ Thừa
Thiên Huế đến Bình Định sóng biển cao 3-5m, vùng gần tâm bão 6-8m. Khu vực từ
Quảng Bình đến Quảng Ngãi cần đề phòng nước dâng do bão cao 1,0-1,5m gây ngập
úng tại khu vực trũng, thấp ở ven biển, cửa sông. Toàn bộ tàu thuyền, khu nuôi
trồng thủy sản và các hoạt động tại các vùng biển trên đều có nguy cơ
cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn, lốc xoáy và nước biển dâng do bão.
Cảnh
báo gió mạnh trên đất liền: từ gần sáng ngày 28/9, khu vực ven biển từ
Quảng Bình trở vào đến Phú Yên có gió mạnh cấp 6, sau tăng lên cấp 7-8, giật
cấp 9-10; ven biển khu vực Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, từ sáng
sớm ngày 28/9 có gió mạnh cấp 9-10, vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13, giật cấp
14-15, các khu vực sâu hơn trong đất liền gió mạnh cấp 8-9; giật cấp 12-13; khu
vực Kon Tum, Gia Lai ngày 28/9 có gió mạnh dần lên cấp 6, sau tăng lên cấp
7-8, có nơi cấp 9, giật cấp 11.
Cảnh
báo mưa lớn: từ chiều 27/9 đến ngày 28/9, khu vực Quảng Trị, Thừa
Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum có mưa rất to với
lượng mưa phổ biến 250-350mm/đợt, có nơi trên 400mm/đợt; khu vực Quảng
Bình, Bình Định, Gia Lai với lượng mưa phổ biến 100-200mm/đợt, có nơi trên
300mm/đợt. Từ ngày 28/9, mưa lớn có xu hướng mở rộng ra khu vực Bắc
Trung Bộ và Nam Đồng Bằng Bắc Bộ.
Cấp
độ rủi ro thiên tai:
-
Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định: Cấp 4.
-
Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Kon Tum, Gia Lai: Cấp 3.
Tránh bão số 4, Đà Nẵng
cho học sinh nghỉ học dừng họp chợ công nhân nghỉ làm
Sáng
26/9, tại thành phố Đà Nẵng, trong cuộc họp ứng phó phó với bão số 4, Chủ tịch
UBND thành phố Đà Nẵng – ông Lê Trung Chinh đã chỉ đạo ngành giáo dục thành phố
cho học sinh toàn thành phố nghỉ học từ chiều nay 26/9 để phục vụ công tác
phòng chống bão số 4.
Cụ
thể, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng – ông Lê Trung Chinh đã đồng ý và chỉ đạo
ngành giáo dục có văn bản cho học sinh toàn thành phố nghỉ học từ chiều nay. Thời
gian đi học lại sẽ thông báo sau khi bão đi qua.
Ngoài
ra, đại diện lãnh đạo quận Liên Chiểu cũng đề xuất UBND thành phố Đà Nẵng có
văn bản đề nghị các nhà máy, doanh nghiệp cho công nhân nghỉ việc trễ nhất là từ
trưa mai (27/9) để công nhân, người lao động có thời gian trở về nhà và thực hiện
chằng chống nhà cửa; cũng như thuận tiện cho vấn đề di dời người dân.
Ngoài
ra, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng - ông Lê Trung Chinh đã thống nhất và chỉ đạo
từ 12h trưa ngày 27/9 tạm dừng họp chợ truyền thống, cán bộ công chức, viên chức,
công nhân, người lao động tại các nhà máy sản xuất trên địa bàn thành phố nghỉ
làm việc.
Chủ
tịch UBND thành phố Đà Nẵng yêu cầu Ban Quản lý khu Công nghệ cao và các Khu
Công nghiệp thành phố, Sở Công Thương thành phố phối hợp với UBND các quận, huyện
chủ động có phương án sản xuất, kinh doanh để không gây ngưng trệ sản xuất mà vẫn
đảm bảo phòng chống lụt bão.
UBND
tỉnh Quảng Ngãi cũng có công điện khẩn gửi các cơ quan, ban, ngành trên địa bàn
về phương án ứng phó với bão Noru.
Trong
công điện, UBND tỉnh Quảng Ngãi giao Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh tổ chức triển
khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho học sinh, giáo viên, cơ sở giáo dục trước,
trong và sau bão. Thông báo cho các cơ sở giáo dục cho học sinh, sinh viên nghỉ
học kể từ 7h ngày 27/9/2022 cho đến khi có chỉ đạo của UBND tỉnh.
T/h