Bắc Giang xác định ngành Công nghiệp đóng vai trò “trụ cột”, là động lực dẫn dắt tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Thời gian qua, ngành Công nghiệp của tỉnh đạt nhiều kết quả tích cực, tốc độ tăng trưởng ổn định, phát huy hiệu quả. Từng bước khẳng định là ngành kinh tế quan trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Phát triển công nghiệp
- “đòn bẩy” cho nền kinh tế
Theo
Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 219/QĐ-TTg, đến năm 2030, tỉnh Bắc Giang
có 29 KCN, tổng diện tích 7.000 ha. Đến nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 11
KCN được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư, với tổng diện tích
khoảng 2.720,72ha; trong đó, 7 KCN đã đi vào hoạt động, 4 KCN đang giải phóng mặt
bằng và đầu tư hạ tầng. Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh
Bắc Giang, Ban Quản lý các KCN đã tham mưu UBND tỉnh triển khai lập quy hoạch
22 KCN mới của giai đoạn 2021 - 2030.
Các
KCN có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc
Giang, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển công nghiệp bền vững của tỉnh, góp
phần lớn đưa tỉnh Bắc Giang trở thành một trong những trung tâm kinh tế công
nghiệp hiện đại trong thời gian tới. Đến nay, trong 513 dự án được chấp thuận,
đã có 460 dự án đi vào hoạt động sản xuất, tạo việc làm cho 222 nghìn lao động
(trong đó khoảng 60% lao động trong tỉnh), thu nhập bình quân của người lao động
đạt trên 8 triệu đồng/người/tháng. Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
KCN có nhiều tín hiệu tích cực.
“Chìa khóa” thu hút đầu
tư
Theo
định hướng, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Quản lý các KCN tập trung thu
hút đầu tư vào các KCN; đồng thời, nâng cao chất lượng, quy trình thẩm định, chấp
thuận đầu tư đối với nhà đầu tư thứ cấp, đảm bảo thu hút đầu tư có chọn lọc, ưu
tiên thu hút các nhà thầu tư lớn, tập đoàn lớn, đặc biệt là các tập đoàn xuyên
quốc gia; lựa chọn các dự án sử dụng đất hiệu quả, có công nghệ hiện đại, ít ảnh
hưởng đến môi trường, suất đầu tư cao, sử dụng ít lao động và đóng góp nhiều
cho ngân sách Nhà nước.
Theo
Báo cáo của Ban Quản lý các KCN tỉnh Bắc Giang, năm 2021, Ban Quản lý các KCN
đã thu hút được 28 dự án đầu tư (17 dự án FDI và 11 dự án DDI), tổng vốn đăng
ký đạt 611,25 triệu USD và 2.462,0 tỷ đồng; điều chỉnh tăng vốn cho 44 dự án với
tổng vốn đăng ký tăng thêm 632,7 triệu USD và 27 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư thu
hút năm 2021 đạt 1,349 tỷ USD.
Năm
2022, Ban Quản lý các KCN thu hút được 38 dự án đầu tư (29 dự án FDI và 9 dự án
DDI) với tổng vốn đăng ký đạt 418,5 triệu USD và 4.415,78 tỷ đồng; điều chỉnh
tăng vốn 45 dự án với tổng vốn đăng ký tăng thêm 684,8 triệu USD và 1.304 tỷ đồng.
Tổng vốn đầu tư thu hút trong năm 2022 đạt 1,3467 tỷ USD.
Năm
2023, công tác thu hút đầu tư tiếp tục đạt kết quả tích cực, đưa tỉnh Bắc Giang
duy trì trong nhóm 15 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư FDI
(đứng thứ 4 về vốn đầu tư FDI mới và bổ sung, đứng thứ 12 về tổng số vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài); với tổng số 73 dự án cấp mới (64 dự án FDI và 9 dự án
DDI) và 57 dự án điều chỉnh tăng vốn; tổng vốn đăng ký cấp mới và điều chỉnh
năm 2023 đạt gần 3 tỷ USD.
Đặc
biệt là 10 tháng đầu năm 2024, trong các KCN đã thu hút được 37 dự án đầu tư mới
và 55 dự án điều chỉnh tăng vốn. Tổng vốn đăng ký đầu tư đạt 1,391 tỷ USD. Ước
cả năm 2024, tổng vốn thu hút đầu tư quy đổi đạt khoảng 1,5 tỷ USD, bằng 125% kế
hoạch... Lũy kế đến nay, trong các KCN, có 509 dự án đầu tư còn hiệu lực (trong
đó có 394 dự án FDI và 115 dự án DDI) với số vốn đầu tư đăng ký là 11.180 triệu
USD và 25.178,2 tỷ đồng. Vốn đầu tư thực hiện ước đạt 7.990 triệu USD và 12.379
tỷ đồng.
Ông Nguyễn Như Long - Phó Trưởng Ban Quản lý các KCN
tỉnh Bắc Giang.
Ông
Nguyễn Như Long, Phó Trưởng Ban Quản lý các KCN tỉnh Bắc Giang cho biết: Ngay từ
đầu nhiệm kỳ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 147-NQ/TU về phát
triển công nghiệp tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021 - 2030, định hướng đến năm
2030, trong đó đề ra mục tiêu phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP ngành công nghiệp
bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt khoảng 19%/năm. Với mục tiêu trên, đến hết
năm 2025, Bắc Giang sẽ có 15 KCN và 4 KCN mở rộng được phê duyệt chủ trương đầu
tư. Cùng với kết quả và tốc độ thu hút đầu tư hiện nay, cho thấy, sự phát triển
các KCN có ý nghĩa chiến lược, quyết định đối với mục tiêu phấn đấu đưa Bắc
Giang trở thành một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại, bền vững,
là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp của vùng.
Để
phát huy hiệu quả các KCN đã đi vào hoạt động và đẩy nhanh tiến độ triển khai
các KCN mới, Ban Quản lý các KCN có một số kiến nghị sau: Đề nghị Tỉnh ủy, UBND
tỉnh tiếp tục quan tâm, bố trí kinh phí để đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng
xung quanh các KCN, đảm bảo đồng bộ; đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ phục
vụ nhu cầu của doanh nghiệp và người lao động; tỉnh tiếp tục quan tâm, chỉ đạo
các địa phương có đất thu hồi thực hiện các dự án hạ tầng KCN, tập trung cao
trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án hạ tầng KCN; sớm giải
quyết những tồn tại, vướng mắc và bàn giao đất cho chủ đầu tư triển khai dự án,
tạo quỹ đất sạch để thu hút đầu tư.
Về
đề xuất giải pháp thúc đẩy phát triển các KCN trong thời gian tới, Ban sẽ tiếp
tục đôn đốc, phối hợp với các nhà đầu tư hoàn thiện hồ sơ, trình Thủ tướng
Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư dự án các KCN mới theo quy hoạch tỉnh đã
được phê duyệt. Đôn đốc, phối hợp với UBND địa phương có KCN giải quyết tồn tại,
vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng các KCN đã được chấp
thuận chủ trương đầu tư. Chỉ đạo các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng
hạ tầng KCN, tạo quỹ đất sạch để thu hút các dự án đầu tư thứ cấp vào KCN. Đẩy
mạnh vận động, thu hút đầu tư, ưu tiên nhà đầu tư có đủ năng lực tài chính và
trình độ quản lý, các dự án công nghệ cao, không ô nhiễm môi trường. Hỗ trợ, hướng
dẫn triển khai các dự án đã được cấp chứng nhận đăng ký đầu tư; kiên quyết xử
lý dự án vi phạm quy định pháp luật, làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất và
môi trường đầu tư của tỉnh.
Có
thể nói, nắm bắt cơ hội tiềm năng phát triển kinh tế KCN, tỉnh Bắc Giang đã và
đang tập trung triển khai đầu tư đồng bộ về hạ tầng, khắc phục hạn chế, bất cập
về môi trường, gia tăng chuỗi giá trị và tác động lan tỏa thúc đẩy tăng trưởng
bền vững. Điều này đặt ra yêu cầu cho tỉnh Bắc Giang cần tiếp tục đổi mới và
hoàn thiện thể chế, chính sách, điều chỉnh mục tiêu, định hướng phát triển KCN
để thích ứng với bối cảnh mới, tạo niềm tin về môi trường đầu tư.
BXD