Thông tin trên được CEO Tim Cook tiết lộ trong một cuộc họp nội bộ ở Đức với các nhân viên kỹ thuật và bán lẻ địa phương trong khuôn khổ chuyến công du châu Âu gần đây. Vị CEO cũng cho biết thêm rằng Apple cũng có thể mở rộng nguồn cung cấp chip từ các nhà máy ở châu Âu.

CEO Tim Cook nói với các nhân viên trong cuộc họp gồm có Giám đốc dịch vụ Eddy Cue và trưởng bộ phận bán lẻ Deirdre O'Brien: “Chúng tôi đã quyết định mua lại một nhà máy ở Arizona, và hoạt động sản xuất dự kiến ở đây sẽ được bắt đầu vào năm 2024, vì vậy chúng tôi còn khoảng hai năm nữa để chuẩn bị hoặc có thể sớm hơn 1 chút”, “Và ở châu Âu, tôi chắc chắn rằng chúng tôi cũng sẽ tìm nguồn cung từ châu Âu khi những kế hoạch trở nên rõ ràng hơn.”

Nhà máy mà CEO Tim Cook đề cập tại Arizona có thể được điều hành bởi Taiwan Semiconductor Manufacturing Co. (TSMC) đối tác sản xuất chip độc quyền của Apple. Khi Hãng sản xuất chíp lớn nhất đến từ Đài Loan mới đây cũng công bố kế hoahcj khai trương nhà máy tại Arizona vào năm 2024. Và TSMC đã để mắt đến một cơ sở thứ 2 tại Mỹ, một phần trong nỗ lực nhằm tăng cường sản xuất chip tại quốc gia này.

Sau khi tin tức được côn bố Cổ phiếu của TSMC đã tăng tới 2,9% trong phiên giao dịch tại Đài Loan vào ngày thứ 4.

Đại diện của Apple và TSMC hiện từ chối bình luận thông tin trên.

Trong khi đó, tập đoàn Intel cũng đang tiến hành xây dựng các nhà máy ở Arizona, dự kiến sẽ mở cửa sớm nhất là vào năm 2024. Nhà sản xuất chíp khổng lồ của Mỹ dường như cũng đang muốn giành lại hợp đồng sản xuất chip cho Apple.

Đạo luật chíp và khoa học mới đây được chính phủ Mỹ thông qua với khoản ngân sách 52 tỷ USD đang khuyến khách các nhà sản xuất chất bán dẫn mở rộng ra các tiểu bang của quốc gia này.

Trong cuộc họp nội bộ, CEO Cook nói rằng 60% nguồn cung bộ vi xử lý cho các thiết bị của Apple đến từ đến từ Đài Loan và nhấn mạnh: “Bất kể bạn nghĩ gì và cảm thấy như thế nào thì 60% đến từ bất cứ đâu có lẽ không phải là một chiến lược tốt”

Bộ vi xử lý là trung tâm của hầu hết mọi sản phẩm của Apple, cho dù đó là máy tính để bàn cao cấp, iPhone hay thậm chí là AirPods. Các con chíp đều được thiết kế bởi Apple và sau đó được sản xuất bởi TSMC.

Vấn đề được đặt ra là liệu kế hoạch của các nhà máy đó có phù hợp với nhu cầu Apple đặt ra hay ko. Theo TSMC, công suất nhà máy tại Arizona sẽ vào khoảng 20.000 chip mỗi tháng và sử dụng quy trình sản xuất dòng chíp 5nm, và tương lai Apple muốn tiến tới dòng chíp tiên tiến hơn 3nm.

Hiện tại hầu hết khâu lắp ráp cuối cùng cho các sản phẩm của Apple được xử lý ở Trung Quốc và các quốc gia lân cận ở châu Á. Ngoài ra Apple cũng vẫn có một số nhà cung cấp sản xuất linh kiện trong nước. Theo chia sẻ từ công ty có trụ sở tại Cupertino, California các mẫu Mac Pro bán ở Mỹ được lắp ráp tại Texas.

Giống như Mỹ, châu Âu đã và đang đưa ra các biện pháp khuyến khích để thúc đẩy sản xuất chip nhiều hơn. Trong nhận xét của mình, CEO Cook không nói rõ công ty của Ông sẽ lấy thêm chip từ đâu ở châu Âu, nhưng theo nguồn tin từ Bloomberg báo cáo rằng TSMC đang thảo luận với chính phủ Đức về việc thành lập một nhà máy ở quốc gia này.

Apple được đánh giá là đang phát triển đáng kể ở Đức. Công ty có hàng trăm kỹ sư địa phương đang nỗ lực thay thế các thành phần của Qualcomm Inc trong iPhone bằng modem di động tự phát triển.

Và như vậy Đạo luật khoa chip mới của Mỹ và các nỗ lực bổ sung ở châu Âu dường như đang sẵn sàng để định hình lại ngành công nghiệp chip, theo CEO Cook nhận định trong cuộc họp diễn ra tại Đức: “Tôi nghĩ rằng cuối cùng các bạn sẽ thấy một khoản đầu tư đáng kể vào năng lực và công suất ở cả Mỹ và Châu Âu nhằm định hướng lại thị phần sản xuất chất bán dẫn”.

Theo Bloomberg