Quốc hội đã thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) mới với 407/451 đại biểu tham gia tán thành.

Trước khi biểu quyết, Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh báo cáo tóm tắt giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật này.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách, nhiều ý kiến thống nhất với đề xuất áp thuế suất 5% đối với phân bón. Một số ý kiến đề nghị giữ như quy định hiện hành; có ý kiến đề nghị áp dụng thuế suất 0% hoặc 1%, 2%.

Về ý kiến đề xuất đưa phân bón vào diện áp dụng thuế suất VAT 0% (hoặc 1%, 2%), Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách nói đúng như ý kiến của đại biểu, nếu quy định phân bón áp dụng thuế suất 0% sẽ bảo đảm lợi ích cho cả doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước và doanh nghiệp nhập khẩu vì đều sẽ được hoàn thuế VAT đầu vào đã nộp và không phải nộp thuế VAT đầu ra.

Tuy nhiên, trong trường hợp này, hàng năm Nhà nước sẽ phải bỏ ngân sách để hoàn thuế cho các doanh nghiệp. Ngoài yếu tố bất cập đối với ngân sách nhà nước, việc áp dụng thuế suất 0% đối với phân bón là trái với nguyên tắc, thông lệ của thuế VAT là thuế suất 0% chỉ áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, không áp dụng với tiêu dùng trong nước.

“Việc áp dụng theo hướng này sẽ phá vỡ tính trung lập của chính sách thuế, tạo tiền lệ xấu và không công bằng với các ngành sản xuất khác. Theo giải trình của cơ quan soạn thảo, việc quy định thêm mức thuế suất 2% sẽ phải kết cấu lại Luật Thuế VAT như thiết kế khoản riêng về mức thuế suất, bổ sung quy định hoàn thuế VAT đối với trường hợp này” - ông Lê Quang Mạnh nói.

Ngoài ra, việc quy định thuế suất 1% hoặc 2% đối với phân bón cũng không phù hợp với mục tiêu cải cách thuế VAT là giảm bớt số lượng các mức thuế suất, không gia tăng số lượng các mức thuế suất so với quy định hiện hành như đã được giải trình với các đại biểu Quốc hội.

Trên cơ sở ý kiến của đại biểu Quốc, tại Báo cáo số 1035/BC-UBTVQH15 ngày 28.10.2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã giải trình, báo cáo về tác động đối với việc chuyển mặt hàng phân bón từ diện không chịu thuế sang diện chịu thuế suất 5%. Chính phủ cũng đã có công văn số 692/CP-PL bổ sung giải trình và cung cấp số liệu minh chứng cụ thể.

Để thể hiện đúng quan điểm của Quốc hội trong việc xử lý vấn đề trên, ngày 26.11.2024, Tổng Thư ký Quốc hội đã gửi xin ý kiến đại biểu Quốc hội về 2 phương án. Một là áp thuế suất 5%, hai là giữ nguyên như quy định hiện hành.

Qua tổng hợp ý kiến cho thấy, 72,67% tổng số đại biểu Quốc hội cho ý kiến tán thành với đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ theo hướng quy định thuế suất 5% đối với mặt hàng phân bón, máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ sản xuất nông nghiệp, tàu khai thác thủy sản. Nội dung này được thể hiện tại khoản 2 Điều 9 của dự thảo Luật. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7.2025, trừ một số trường hợp khác.

Thuế giá trị gia tăng ở mức 5% tạo điều kiện giảm giá phân bón, vì sao?

Hiện có một số ý kiến cả trên nghị trường lẫn dư luận bày tỏ lo lắng rằng, phân bón đang từ diện không chịu thuế giá trị gia tăng nay áp thuế VAT 5% thì sẽ làm tăng giá, ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp.

Theo cách nghĩ thông thường, ví dụ giá phân bón hiện đang bán trên thị trường là 107 đồng, nếu áp thuế VAT 5% (theo Dự thảo Luật Thuế VAT sửa đổi) thì phải cộng thêm 5% này vào giá bán, tức là giá sẽ giá tăng lên 5,35 đồng thành 112,35 đồng.

Tuy nhiên, trên thực tế giá bán phân bón trên thị trường hiện nay đã bao gồm khoản thuế VAT đầu vào, thường là 10%. Có nghĩa là, giá thực chất của phân bón lúc này chỉ có 100 đồng (là phần của doanh nghiệp, trong đó khoảng 70 đồng là chi phí sản xuất chịu thuế VAT đầu vào) cộng với 7 đồng là thuế VAT 10% đầu vào mà doanh nghiệp đã ứng nộp cho Nhà nước trước đó khi mua nguyên nhiên liệu, vật tư máy móc, thiết bị để sản xuất phân bón.

Sở dĩ phải cộng 10% thuế VAT này vào là do Luật Thuế 71 quy định phân bón là mặt hàng không chịu thuế VAT đầu ra, mà không có thuế VAT đầu ra nên phần thuế VAT đầu vào kia không được khấu trừ. Khoản thuế này Nhà nước đã thu của doanh nghiệp nên doanh nghiệp phải cộng vào giá bán ra thị trường, cuối cùng nông dân là người phải gánh khoản thuế này.

Do đó, khi áp thuế VAT phân bón 5%, phần thuế VAT đầu vào 10% kia của doanh nghiệp sẽ được khấu trừ và giá bán ra thị trường lúc này là 100 đồng (phần của doanh nghiệp) cộng thuế VAT 5% là 5 đồng. Như vậy, giá lúc này chỉ còn 105 đồng, thấp hơn giá khi không chịu thuế VAT (107 đồng).

Cơ sở của phép tính trên là nếu chi phí đầu vào chịu thuế VAT 10% mà lớn hơn 50% giá bán chưa chịu thuế VAT thì khi đó thuế VAT 10% cho khoản này sẽ cao hơn khoản thuế 5% đầu ra. Hhiện nay, các doanh nghiệp sản xuất phân bón từ nguyên nhiên liệu trong nước luôn có tỷ trọng chi phí đầu vào phải chịu thuế VAT lớn hơn 50%. Như ở phân bón Phú Mỹ, phân bón Cà Mau, chi phí này lên đến khoảng 70% giá bán, mà 10% của 70% giá bán là 7%; còn 5% của 100% giá bán chỉ có 5%. Điều đó cho thấy người nông dân sẽ chịu thuế ít đi khi áp thuế VAT phân bón 5%.

Cũng có nhiều trường hợp tỷ trọng phần chi phí chịu thuế VAT đầu vào 10% thấp hơn 50% giá bán. Điển hình là các doanh nghiệp nhập nguyên liệu phân bón từ nước ngoài về để phối trộn làm NPK. Thường thì phần nguyên liệu này chiếm tới 80-90% giá bán, nhưng lại không chịu thuế VAT đầu vào theo Luật Thuế 71 hiện hành.

Trong khi đó, phần chịu thuế VAT đầu vào (bao bì, dịch vụ logistics...) chỉ chiếm khoảng 10%. Khi đó, thuế VAT đầu vào 10% đánh trên tỷ trọng 10% đó chỉ tương đương 1% giá bán, thấp hơn khoản 5% nếu áp thuế VAT 5%.

Thế nhưng ở trường hợp này, phần lợi thuộc về nước xuất khẩu nguyên liệu phân bón hơn. Còn trong nước, nguy cơ phân bón kém chất lượng, được phối trộn thủ công tràn lan trên thị trường gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, nông dân. Hơn nữa, về lâu dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành sản xuất phân bón trong nước bởi sự cạnh tranh thiếu công bằng giữa hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu.

Cơ sở để doanh nghiệp sẽ giảm giá bán phân bón

Cũng có ý kiến lo ngại rằng, khi áp thuế VAT 5%, doanh nghiệp được khấu trừ thuế đầu vào thì điều gì sẽ đảm bảo rằng doanh nghiệp sẽ giảm giá bán, chưa kể giá cả phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.

Để giải thích điều này không khó. Thứ nhất, thị trường phân bón vốn đang cạnh tranh rất khốc liệt, khi có điều kiện giảm giá bán thì doanh nghiệp sẽ hạ giá để bán hàng. Đây là nguyên tắc cơ bản nhất trên thị trường mang tính cạnh tranh. Điều này có thể lấy ví dụ từ việc giảm thuế VAT từ 10% xuống 8% trong thời gian qua của chính phủ nhằm kích cầu tiêu dùng tăng sức mua chính là một minh chứng rõ ràng.

Thứ hai, giá cả tất nhiên phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như thị trường, mùa vụ, tình hình địa chính trị thế giới,... nhưng khi xem xét vấn đề tác động của việc áp thuế VAT thì phải xét trong những điều kiện như nhau, bỏ qua những tác động không liên quan khác. Như vậy, trong những điều kiện tương tự thì việc áp thuế VAT 5% đối với phân bón sẽ giúp giá phân bón giảm, nông dân có lợi hơn là không chịu thuế.

Th