Có thể nói, Việt Nam dự kiến sẽ là thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất Đông Nam Á vào năm 2026, với Tổng giá trị hàng hóa thương mại điện tử (GMV) đạt 56 tỷ USD vào năm 2026, gấp 4,5 lần giá trị ước tính vào năm 2021, theo báo cáo của Facebook và Bain &Company.

Và năm 2021 được xem là một năm tương đối thành công với các start-up Việt Nam. Trong số đó, có những start-up đạt được vị thế kỳ lân trong khu vực Đông Nam Á khi được định giá trị vượt mốc 1 tỷ USD. 

Ví điện tử Momo- 2 tỷ USD

Công ty cổ phần M_Service của Việt Nam, công ty vận hành ứng dụng công nghệ tài chính MoMo do Warburg Pincus LLC hậu thuẫn, đã vượt mức định giá 2 tỷ USD sau khi huy động được khoảng 200 triệu USD từ các nhà đầu tư do Ngân hàng Mizuho dẫn đầu khi mua lại khoảng 7,5% cổ phần của M_Service JSC vào ngày 20 tháng 12 vừa qua.

Công ty đầu tư quản lý quỹ của các nhà đầu tư toàn cầu Ward Ferry và các cổ đông hiện hữu Goodwater Capital và Kora Management cũng tham gia tài trợ Series E, MoMo cho biết trong một tuyên bố.

Ông Nguyễn Mạnh Tường, Phó chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành chia sẻ, số lượng người dùng đăng ký ứng dụng Momo tăng gấp đôi lên 23 triệu trong năm ngoái, Momo dự đoán sẽ có khoản 50 triệu người đăng ký trong hai năm tới.


Ông Tường cũng cho biết thêm, MoMo không có kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) trong vài năm tới và thay vào đó sẽ tập trung vào việc củng cố vị thế thị trường và sản phẩm của mình.

Công ty có kế hoạch sử dụng nguồn vốn mới để hỗ trợ mở rộng vùng nông thôn, bắt đầu với dịch vụ thanh toán hóa đơn, ông Tưởng cho biết. MoMo cũng sẽ sử dụng số tiền này để tăng tốc đầu tư vào công nghệ, hỗ trợ chuyển đổi kỹ thuật số trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và cho các hoạt động mua bán và sáp nhập.

Ông Nguyễn Mạnh Tường nói: “Thách thức lớn nhất vẫn là niềm tin. Tiến đến nhiều vùng nông thôn hơn, chúng tôi vẫn cần đầu tư thời gian và tiền bạc vào việc giáo dục người dùng.”

MoMo ra đời vào năm 2010 với tư cách là một ứng dụng thẻ SIM, cho phép mọi người chuyển tiền và mua thẻ cào điện thoại di động và thẻ cào trò chơi. Vào năm 2014, công ty khởi nghiệp bắt đầu một ví điện tử trên điện thoại thông minh, mở rộng thành một siêu ứng dụng với một loạt các dịch vụ, bao gồm xử lý các khoản thanh toán bảo hiểm, quyên góp và cung cấp thị trường đầu tư.

Tiki – 258 triệu USD

Sau hơn 10 năm hoạt động cùng với sự bùng nổ của nền tảng thương mại điện tử đã giúp Tiki có những lợi thế lớn.

Theo dữ liệu từ VentureCap Insights, công ty thương mại điện tử Tiki có trụ sở tại Việt Nam đã nhận được 258 triệu đô la Mỹ trong vòng gọi vốn series E. Điều này đã nâng mức định giá của Tiki lên khoảng 832 triệu USD, trở thành một trong những doanh nghiệp công nghệ có giá trị nhất tại Việt Nam hiện nay.

Bên cạnh đó, công ty bảo hiểm AIA dường như đã đầu tư khoản tiền lớn nhất, đóng góp đến 60 triệu đô la Mỹ vào tổng số tiền. Vào tháng 7, AIA Việt Nam đã ký hợp đồng hợp tác 10 năm với Tiki để trở thành đối tác bảo hiểm độc quyền của nền tảng thương mại điện tử.

Những người ủng hộ đáng chú ý khác trong đợt gây quỹ còn có UBS AG Chi nhánh London, Taiwan Mobile, và Mirae Asset-Naver Asia Growth Fund.


Đầu năm 2021, Taiwan Mobile đã đưa ra thông báo, rằng họ đã đầu tư 20 triệu đô la Mỹ vào Tiki. Khoản đầu tư này được kỳ vọng sẽ giúp Tiki và nền tảng thương mại điện tử của viễn thông, Momo, khám phá các cơ hội tăng trưởng mới bên ngoài Việt Nam. ( Momo – mang lưới mua sắm đa dạng sản phẩm của Đài Loan, khác với ví điện tử MoMo của Việt Nam.)

DealStreetAsia lần đầu tiên đưa tin vào tháng 7 rằng Tiki đã chốt đợt đầu tiên của vòng Series E trị giá khoảng 100 triệu đô la Mỹ.

Lấy cảm hứng từ Amazon, Tiki được thành lập vào năm 2010 bởi doanh nhân gốc Việt, Sơn Trần, và ban đầu chỉ bán sách. Kể từ đó, nó đã mạo hiểm vào các danh mục khác và hiện cung cấp một thị trường cho người bán bên thứ ba.

VNLife (VNPay) – 250 triệu USD

Là một startup khác hoạt động trong lĩnh vực thanh toán điện tử, VNPay, thuộc sở hữu của VNLife, nhận được 250 triệu USD vốn đầu tư hồi tháng 7 trong vòng Series B do General Atlantic và Dragoneer Investment Group đồng dẫn dắt.


Trước đó, vào năm 2019, VNLife từng được cho là đã nhận được 300 triệu USD vốn đầu tư từ SoftBank Vision Fund và quỹ nhà nước Singapore GIC. Dù vậy, VNLife không chính thức công bố khoản đầu tư này khi đó.

Trong một bài phỏng vấn với Tech in Asia hồi năm ngoái, ông Niraan De Silva, giám đốc điều hành VNLife, cho biết VNLife "đã vượt qua mốc định giá kỳ lân" sau khoản đầu tư vào năm 2019.

Sky Mavis – 159,5 triệu USD

Sky Mavis – công ty game với đa số là người Việt trong năm 2021 đã có màn huy động vốn thành công với 152 triệu USD trong vòng gọi vốn Series B, đạt mức định giá 3 tỷ USD.

Có thể nói, Sky Mavis đặt trụ sở tại Singapore, nhưng có thể xem đây là công ty của Việt Nam.

Axie Infinity đang trên đà để cán mốc giá trị giao dịch trong game lên tới 1 tỷ USD trong năm 2021. Trong số này, Sky Mavis giữ lại khoảng 17% giá trị, theo The Information. Trước đó, hồi tháng 5 năm nay, Sky Mavis cũng gọi vốn thành công 7,5 triệu USD trong vòng gọi vốn Series A.


Axie Infinity là một trò chơi trong đó người chơi sẽ nuôi quái vật (gọi là Axie) và bắt đầu chiến đấu theo đội nhóm gồm 3 quái vật. Các Axie trong trò chơi chính là NFT (token không thể thay thế). NFT là token độc nhất được mã hoá để chứng tỏ quyền sở hữu với các nội dung số như hình ảnh, video, hay trong trường hợp của Axie Infinity là các nhân vật trong game. Trong Axie Infinity, người chơi có thể kiếm tiền bằng cách bán SLP (đơn vị tiền trong game) hoặc bán Axie.

Trong cuộc trao đổi với người viết vào giữa tháng 7, thời điểm mà Axie Infinity đón nhận cơn sốt về doanh thu tạo ra trên protocol, ông Nguyễn Thành Trung, Giám đốc điều hành (CEO) Sky Mavis, cho biết đội ngũ nhân sự của Sky Mavis chỉ xấp xỉ 40 người.

Tổng hợp: H.Long, Thế Phong