Năm 2023 sản
xuất công nghiệp được duy trì tăng trưởng, chỉ số IIP năm 2023 ước tăng khoảng
3% so với năm 2022; Công nghiệp đóng góp 5,29 %/6,27% GRDP của Thành phố năm
2023 .
Đây là khẳng
định của bà Trần Thị Phương Lan – QGĐ Sở Công Thương Thành phố Hà Nội trước lễ
tôn vinh và trao danh hiệu sản phẩm công nghiệp chủ lực và TOP 10 sản phẩm công
nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2023 diễn ra mới đây tại.
Thách thức
không làm khó
Theo Bà
Lan cho biết, mặc dù, năm 2023 ngành công nghiệp của Việt Nam nói chung và của
Thành phố Hà Nội nói riêng vẫn đang chịu ảnh hưởng tiêu cực, nặng nề từ bối cảnh
kinh tế thế giới có nhiều bất ổn về địa chính trị, đặc biệt là ảnh hưởng suy
thoái kinh tế sau hậu dịch covid - 19 (chuỗi cung ứng bị đứt gãy, đơn hàng giảm,
thiếu hụt nguyên nhiên, vật liệu, nguồn nhân lực chất lượng cao…)
Tuy nhiên,
ngay từ đầu năm Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chương trình hành động số 21-CTr/TU
ngày 2/2/2023 thực hiện Nghị quyết
29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của BCH TW về tiếp tục đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước đến
năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Theo đó
Thành phố đặt ra 26 chỉ tiêu CNH-HĐH Thủ đô, bao gồm 8 chỉ tiêu về trình độ
phát triển kinh tế. Thành phố cũng hướng đến xây dựng một số ngành, sản phẩm
công nghiệp sở dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, giá trị gia
tăng cao.
Cụ thể, để
thực hiện chủ trương trên, thành phố Hà Nội đã triển khai đồng bộ nhiều giải
pháp hỗ trợ phục hồi sản xuất, kinh doanh, sản xuất công nghiệp như: Cải thiện
môi trường đầu tư, kinh doanh; hỗ trợ doanh nghiệp Công nghiệp phát triển khoa
học - công nghệ; phát triển nguồn nhân lực; xét chọn các sản phẩm công nghiệp
chủ lực; Xúc tiến thương mại; Xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ các sản phẩm
công nghiệp chủ lực; tập trung thành lập và xây dựng hạ tầng kỹ thuật thu hút đầu
tư các khu, cụm công nghiệp tạo mặt bằng thu hút các doanh nghiệp trong và
ngoài nước đầu tư sản xuất công nghiệp; tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để hỗ
trợ doanh nghiệp.
33 sản phẩm của 24 doanh nghiệp được UBND Thành phố công nhận đạt danh
hiệu sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2023
Với quyết
tâm tạo động lực đột phá để phát triển kinh tế theo mục tiêu đã đề ra, hoạt động
sản xuất công nghiệp, kinh doanh, xuất khẩu bước đầu phục hồi đã góp phần quan
trọng vào kết quả tích cực trong kinh tế - xã hội của Thành phố nói riêng và cả
nước nói chung, kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn được đảm bảo, lạm phát
được kiểm soát ở mức phù hợp.
Năm 2023 sản
xuất công nghiệp được duy trì tăng trưởng, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP)
năm 2023 ước tăng khoảng 3% so với năm 2022; Công nghiệp đã đóng góp 5,29
%/6,27% GRDP của Thành phố năm 2023 .
“Có được
những kết quả trên, là do sự nỗ lực cố gắng của cộng đồng doanh nghiệp sản xuất
công nghiệp Hà Nội, trong đó có sự đóng góp quan trọng của các doanh nghiệp sản
xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực Hà Nội. Thực tế, trong những năm qua chương
trình xét chọn sản phẩm công nghiệp đã được đông đảo các các doanh nghiệp hưởng
ứng tham gia, các doanh nghiệp có sản phẩm được công nhận là sản phẩm công nghiệp
chủ lực đã phát huy tốt, là con chim đầu đàn trong lĩnh vực công nghiệp của Hà
Nội thể hiện được tính dẫn dắt và lan tỏa mạnh đến kinh tế Thành phố, đóng góp
tỷ trọng lớn vào tổng giá trị sản xuất công nghiệp và phù hợp với chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Năm 2022, doanh thu 33 sản phẩm của 24
doanh nghiệp đạt trên 62 nghìn tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu đạt trên 3,6 tỷ
USD” bà Lan dẫn chứng.
33 sản phẩm
của 24 doanh nghiệp được vinh danh sản phẩm công nghiệp chủ lực
Để triển
khai “Đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội đến năm
2020, định hướng tới năm 2025”, năm 2023 UBND Thành phố tiếp tục giao Sở Công
Thương chủ trì triển khai chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực.
Sở Công
Thương đã phối hợp với các sở, ngành thành phố, Hội sản phẩm công nghiệp chủ lực
Thành phố triển khai nhiều hoạt động trong năm 2023 nhằm hỗ trợ phát triển sản
phẩm công nghiệp chủ lực trên địa bàn thành phố gồm: Đẩy mạnh Cải cách thủ tục
hành chính; kết nối các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực với
các viện nghiên cứu, trường đại học để phát triển khoa học công nghệ, nguồn
nhân lực; kết nối các doanh nghiệp với chủ đầu tư các cụm công nghiệp trên địa
bàn Thành phố để tìm kiếm mặt bằng mở rộng sản xuất kinh doanh; tổ chức các hoạt
động xúc tiến thương mại, giới thiệu, quảng bá sản phẩm công nghiệp chủ lực,
các hội thảo kết nối, chia sẻ, hợp tác giữa doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công
nghiệp chủ lực với các doanh nghiệp trong và ngoài nước...;
Theo đó,
chương trình đánh giá, xét chọn sản phẩm công nghiệp chủ lực tiếp tục nhận được
sự hưởng ứng tích cực tham gia của các doanh nghiệp. Đã có gần 200 doanh nghiệp
sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố quan tâm, tìm hiểu thông tin về
Chương trình, trong đó 26 doanh nghiệp với tổng số 37 sản phẩm đủ điều kiện
đăng ký tham gia.
Kết quả đã
có 33 sản phẩm của 24 doanh nghiệp được UBND Thành phố công nhận đạt danh hiệu
sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2023 và 10 sản phẩm của 07
doanh nghiệp có số điểm cao nhất được UBND Thành phố công nhận TOP 10 sản phẩm
công nghiệp chủ lực Thành phố Hà Nội năm 2023.
Trong số
33 sản phẩm công nghiệp chủ lực Hà Nội năm 2023, có: Ngành công nghiệp cơ khí,
chế tạo: 10 sản phẩm (chiếm 30,3%).
Ngành công nghiệp điện, điện tử: 09 sản phẩm (chiếm 27,3%). Ngành công nghệ
thông tin: 04 sản phẩm (chiếm 12,1%). Ngành công nghiệp dệt may, da giầy: 01 sản
phẩm (chiếm 3%). Ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm: 01 sản phẩm
(chiếm 3%). Ngành công nghiệp hóa chất, cao su, nhựa, dược phẩm: 07 sản phẩm
(chiếm 21,3%). Ngành công nghiệp vật liệu xây dựng: 01 sản phẩm (chiếm 3%).
Đặc biệt
theo bà Lan, trong số 24 doanh nghiệp có sản phẩm được công nhận sản phẩm công
nghiệp chủ lực năm 2023, có 07 doanh nghiệp có doanh thu sản phẩm năm 2022 đạt
trên 1.000 tỷ đồng; 07 doanh nghiệp trong TOP 500 doanh nghiệp lớn nhất tại Việt
Nam năm 2023 do Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối
hợp cùng Báo VietnamNet công bố (Công ty cổ phần đầu tư tập đoàn Tân Á Đại
Thành; Công ty cổ phần dây và cáp điện Thượng Đình; Công ty cổ phần tập đoàn
Sunhouse; Công ty cổ phần Eurowindow; Công ty cổ phần kỹ thuật công nghiệp Á
Châu; Công ty TNHH B.BRAUN Việt Nam; Công ty TNHH TOTO Việt Nam); Có 06 doanh
nghiệp tham gia Chương trình lần đầu với 07 sản phẩm mới. Doanh thu 33 sản phẩm
của 24 doanh nghiệp năm 2022 đạt trên 62 nghìn tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu đạt
trên 3,6 tỷ USD.
“Từ năm
2018 đến năm 2023, UBND Thành phố đã công nhận tổng số 229 sản phẩm đạt danh hiệu
sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội. Các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm
công nghiệp chủ lực ngày càng thể hiện và khẳng định được vai trò tiên phong,
trụ đỡ và là động lực cho phát triển công nghiệp thủ đô; có tác động lan tỏa mạnh
đến kinh tế Thành phố, đóng góp tỷ trọng lớn vào tổng giá trị sản xuất công
nghiệp và phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.
Việc công
nhận và tôn vinh các sản phẩm công nghiệp chủ lực của Thành phố góp phần tăng
giá trị thương hiệu, qua đó thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho
doanh nghiệp duy trì ổn định và phát triển bền vững. Đồng thời thể hiện sự quan
tâm, hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi và luôn đồng hành của chính quyền Thành phố
đối với các doanh nghiệp Thủ đô trong quá trình phát triển”.
Theo BDĐDN