Trong đó, vốn đầu tư thực hiện do
Trung ương quản lý đạt 6,4 nghìn tỷ đồng, bằng 6,4% kế hoạch năm và tăng 10,1%;
vốn đầu tư thực hiện do địa phương quản lý đạt 39,9 nghìn tỷ đồng, bằng 9,3% kế
hoạch năm và tăng 10,4%.
Cơ cấu giải ngân vốn đầu tư
công
Giải ngân vốn trong nước đạt
9,22% (cùng kỳ năm 2021 đạt 5,68%), giải ngân vốn nước ngoài đạt 0,20% (cùng kỳ
năm 2021 là 0,38%). So với cả năm 2021 theo số liệu của Bộ Tài Chính
báo cáo tỷ lệ giải ngân cả năm là 77.3% trong đó vốn trong nước đạt 83.66%, vốn
nước ngoài đạt 26,77%, thì tỷ lệ giải ngân của 2 tháng đầu năm 2022 tương đối
khởi sắc
Xét theo khối lượng vốn đầu tư giải
ngân theo địa phương thì Hà Nội hiện là địa phương đứng đầu với tổng số vốn đã
thực hiện 5.509 tỷ đồng, bằng 10,8% kế hoạch năm, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm
2021; Quảng Ninh thực hiện 2.010 tỷ đồng, tăng 15,6%, đạt 11,9 kế hoạch năm;
Thanh Hóa thực hiện 1.172 tỷ đồng, bằng 11% kế hoạch; Nghệ An 1.054 tỷ đồng;
Hòa Bình, Quảng Bình, Thái Nguyên
Theo số liệu của Bộ Tài Chính ước
tính tính đến hết tháng 2, cả nước có 7 bộ và 20 địa phương có tỷ lệ giải ngân
đạt trên 15%.
Đầu tư công 2022 tạo tiền đề
cho đà phục hồi kinh tế
Nhìn vào tình hình đầu tư công 2
tháng đầu năm có thể thấy, nền kinh tế đang lấy lại đà phục hồi mạnh mẽ ngay từ
khi bước vào năm 2022. Đây cũng là năm có ý nghĩa quan trọng để thực hiện các mục
tiêu kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025. Trong tiến trình này, đầu tư công sẽ
phải tiếp tục đóng vai chủ chốt, dẫn dắt tăng trưởng nguồn vốn đầu tư xã hội.
Chính phủ hiện đã vào cuộc với
quyết tâm và đổi mới quyết liệt với việc hàng loạt công trình lớn, nhỏ triển
khai trở lại thì một bước tiến lớn của đầu tư công là giao kế hoạch năm 2022
đáp ứng được yêu cầu theo đúng luật là trước 30/11. Thủ tướng Chính phủ đã giao
kế hoạch đầu tư công cho các bộ, ngành, địa phương. Giải ngân vốn đầu tư công vừa
phải bảo đảm đúng tiến độ. Phải nâng cao chất lượng; phải rà soát từ khâu chuẩn
bị đầu tư, chọn chủ đầu tư, nhà thầu, lập kế hoạch,… đúng quy định và trên tinh
thần công khai, minh bạch.
Cùng với gói kích thích kinh tế
giá trị gần 350.000 tỷ đồng đã được Quốc hội thông qua trong Chương trình phục
hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Sức nóng của câu chuyện đầu tư công cũng đã
lan tỏa vào nền kinh tế khi Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo các bộ,
ngành, địa phương đẩy mạnh triển khai các dự án. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
đã ký ban hành Chỉ thị đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân kế hoạch đầu tư
công năm 2022, các địa phương cũng “xắn tay” để thực hiện đầu tư công ngay từ
tháng đầu năm. Đáng chú ý, nguồn vốn thực hiện nhóm giải pháp phát triển kết cấu
hạ tầng lên tới 113.850 tỉ đồng, trong đó tập trung vào phát triển 13 dự án
giao thông quan trọng với nguồn chi dự kiến khoảng 103.164 tỉ đồng.
T/h