Hãy tưởng tượng một tương lai nơi ranh giới giữa thế giới vật lý và thế giới kỹ thuật số trở nên mờ nhạt: một thế giới trong đó các cuộc họp nhóm có thể diễn ra dưới dạng hình ảnh 3D, và các phương tiện tự lái di chuyển trên các con phố đô thị dưới sự điều khiển của công nghệ bản sao kỹ thuật số (digital twins).
Theo tờ SCMP,
công nghệ truyền thông không dây thế hệ thứ sáu (6G) sẽ không chỉ làm tăng khả
năng kết nối và truyền tải dữ liệu so với các công nghệ hiện tại, mà còn thay đổi
cách thức chúng ta tương tác với công nghệ và thế giới xung quanh. Trong khi
công nghệ 5G vẫn đang được triển khai, một số quốc gia và tổ chức quốc tế đã tiếp
tục thảo luận về các tiêu chuẩn cho công nghệ 6G, dự kiến được sử dụng thương mại
vào cuối thập kỷ này.
Trong đó,
Trung Quốc đã khẳng định vị thế dẫn đầu trong cuộc đua phát triển công nghệ 6G
khi thiết lập ba tiêu chuẩn công nghệ cho 6G vào năm 2024, dưới sự bảo trợ của
Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU). Các mục tiêu phát triển quốc gia trong năm
nay bao gồm phát triển ngành tương lai như công nghệ 6G.
Tuy nhiên,
không phải tất cả quốc gia đều có cùng mối quan tâm với Trung Quốc về 6G. Báo
cáo ngành được công bố trên tạp chí Scientia Sinica Informationis cho rằn vẫn
còn khác biệt rõ rệt về thái độ của các quốc gia và khu vực đối với 6G.
“Các nhà
khai thác viễn thông ở châu Âu và Mỹ tỏ ra thận trọng hơn trong phát triển công
nghệ 6G, chủ yếu do quá trình triển khai 5G còn chậm trễ. Ngược lại, các quốc
gia có tốc độ triển khai 5G nhanh chóng, như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc,
lại có thái độ tích cực hơn đối với công nghệ này”, báo cáo cho biết.
Báo cáo được
soạn thảo bởi các công ty hàng đầu trong lĩnh vực viễn thông của Trung Quốc,
bao gồm các đại diện từ Viện Nghiên cứu Di động Trung Quốc, Huawei
Technologies, CICT Mobile, Đại học Bưu chính Viễn thông Bắc Kinh và Đại học
Đông Nam.
Trong khi
đó, một số quốc gia như Pháp, Italy và Đức bày tỏ thận trọng hơn trong phát triển
6G, với các đề xuất đặt ra những mục tiêu năng lực kỹ thuật thấp hơn cho công
nghệ này. Câu hỏi đặt ra là liệu cách tiếp cận bảo thủ này có giúp tạo ra các
tiêu chuẩn 6G với các chỉ số hiệu suất ít tham vọng hơn không?
6G là gì
và khác gì so với 5G?
Các công
nghệ truyền thông không dây trước đây, như 2G và 3G, chủ yếu phục vụ cho việc mở
rộng khả năng liên lạc qua giọng nói và văn bản. Trong khi đó, 5G đã bắt đầu kết
nối các mạng phức tạp và hỗ trợ các hệ thống tự động hóa.
Kể từ khi
5G được các nhà khai thác di động triển khai vào năm 2019, công nghệ này đã tạo
ra những bước đột phá trong nhiều lĩnh vực như thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường
(AR), Internet vạn vật (IoT) và trí tuệ nhân tạo (AI).
Thế hệ
công nghệ truyền thông tiếp theo, 6G, không chỉ sẽ cải thiện các yếu tố hiện có
mà còn tìm cách kết hợp thế giới vật lý và kỹ thuật số, tạo ra các hệ thống
thông minh và sáng tạo hơn.
Ứng dụng
tiềm năng của công nghệ 6G
Một trong
những ứng dụng đáng chú ý của 6G là khả năng cải thiện đáng kể độ tin cậy và giảm
độ trễ trong truyền tải thông tin. Điều này sẽ có tác động sâu rộng đối với các
lĩnh vực như lưới điện thông minh, y tế từ xa và điều hướng tự động, đồng thời
giúp tiết kiệm năng lượng hơn.
Công nghệ
6G cũng sẽ hỗ trợ các ứng dụng AI tiên tiến hơn, góp phần mở rộng sử dụng các
thiết bị IoT trong các thành phố thông minh và hệ thống giao thông tự động. Bên
cạnh đó, công nghệ này hứa hẹn sẽ giúp giám sát sức khỏe và nông nghiệp, với
các ứng dụng trong các lĩnh vực này.
Các công
nghệ trước đây chỉ xuất hiện trong các bộ phim khoa học viễn tưởng, như truyền
thông ba chiều và mô hình “bản sao kỹ thuật số” (các bản sao ảo chính xác của một
vật thể hoặc hệ thống được cập nhật theo thời gian thực) sẽ trở thành hiện thực.
Mô hình này có thể được ứng dụng rộng rãi trong các nhà máy, tạo bản đồ thành
phố cho các dịch vụ điều hướng chính xác hơn, và thậm chí tạo ra các bản sao kỹ
thuật số của con người trong y học.
6G đang được
phát triển như thế nào trên toàn cầu?
Mặc dù các quốc gia và tổ chức khác nhau đang tiến hành nghiên cứu và phát triển riêng biệt, việc triển khai 6G sẽ đòi hỏi sự đồng thuận toàn cầu về các tiêu chuẩn và quy định hoạt động.
Liên minh
Viễn thông Quốc tế (ITU), cơ quan trực thuộc Liên hợp quốc, đang hướng tới thiết
lập các tiêu chuẩn cho công nghệ 6G vào năm 2030, để công nghệ này có thể được
triển khai thương mại vào cuối thập kỷ này. ITU là cơ quan chịu trách nhiệm thiết
lập các tiêu chuẩn quốc tế trong các lĩnh vực viễn thông, bao gồm vệ tinh,
radio và internet. Các nhóm nghiên cứu trong ngành viễn thông và các trường đại
học đang tiến hành các nghiên cứu về kiến trúc của 6G và sẽ đệ trình các đề xuất
lên ITU trong quá trình này.
Ngoài ITU,
một cơ quan tiêu chuẩn khác trong lĩnh vực truyền thông toàn cầu là Dự án Đối
tác Thế hệ thứ ba, gồm các tổ chức tiêu chuẩn từ Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Ấn Độ,
Hàn Quốc và châu Âu.
Theo công
ty viễn thông Thụy Điển Ericsson, các thử nghiệm tiền thương mại cho công nghệ
6G có thể bắt đầu từ năm 2028.
Theo BTT