Theo đó, về phương án phân phối lợi
nhuận, tại ngày 31/12/2021, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Tập đoàn
Vingroup là 6.338 tỷ đồng (công ty mẹ) và 4.718 tỷ đồng (báo cáo hợp nhất).
Theo kế hoạch, công ty sẽ sử dụng toàn bộ lợi nhuận lũy kế để dùng cho hoạt động
sản xuất kinh doanh.
Định hướng hoạt động năm nay của
doanh nghiệp là tập trung vào 3 trụ cột chính: Công nghệ - Công nghiệp, Thương
mại dịch vụ và Thiện nguyện xã hội; nâng cao tiêu chuẩn sản phẩm - dịch vụ
theo tiêu chuẩn quốc tế, áp dụng công nghệ vào mọi hoạt động nhằm bắt kịp xu hướng
phát triển chung của thế giới, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, sản xuất sản phẩm
công nghiệp ra quốc tế.
Năm nay, VinFast giới thiệu các mẫu
xe điện thông minh ra thị trường toàn cầu, chính thức nhận đặt hàng đối với ba
mẫu xe VF 5, VF 8 và VF 9. Đồng thời, VinFast cũng tiếp tục bàn giao mẫu xe
VFe34 đến cho khách hàng tại Việt Nam, chuẩn bị cho việc bàn giao VF 8 và VF 9
cho thị trường toàn cầu từ cuối năm. Doanh nghiệp hy vọng tiếp tục giữ vững vị
thế tại thị trường nội địa, nhanh chóng xây dựng thương hiệu tại các thị trường
quốc tế gồm Mỹ, Canada và châu Ậu.
Về hoạt động bất động sản,
sau ba dự án Vinhomes Ocean Park, Vinhomes Smart City, Vinhomes Grand Park,
công ty sẽ ra mắt thị trường ba đại dự án mới trong năm 2022 tại những thành phố
lớn.
Về bất động sản nhà ở, năm 2021
Vingroup đã bàn giao hơn 47.000 căn hộ, biệt thự và nhà phố thương mại trên cả
nước. Các lĩnh vực kinh doanh khác như bất động sản cho thuê, du lịch nghỉ dưỡng,
vui chơi giải trí dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 nhưng cũng dần khởi
sắc từ quý 4/2021.
Về hoạt động thiện nguyện - xã hội,
Vingroup năm qua đã tài trợ hơn 6.000 tỷ đồng, nâng mức tổng chi cho các hoạt động
hỗ trợ phòng chống Covid-19 từ khi dịch khởi phát đến nay đạt hơn 9.400 tỷ đồng.
Về kết quả kinh doanh, Vingroup đạt
doanh thu thuần 125.688 tỷ đồng và lần đầu tiên ghi nhận lỗ sau thuế hợp nhất
7.558 tỷ đồng. Khoản lỗ chủ yếu do chi phòng chống dịch Covid-19 và dừng sản xuất
xe xăng. Nếu loại các khoản chi phí phát sinh một lần, lợi nhuận sau thuế của
Vingroup là 4.503 tỷ đồng.
Tại buổi thảo luận của cuộc họp, Thông
qua phần trả lời của Chủ Tịch Phạm Nhật Vượng , Thành viên Hội Đồng Quản Trị với
các câu hỏi của cổ động đã hé mở về những chiến lược dài hạn của Tập Đoàn
Vingroup đối với ngành công nghiệp sản xuất ô tô:
Vinfast Vũng Áng có diện tích rất
lớn là 1.500 ha nhưng toàn bộ 1.500 ha này chỉ để đáp ứng cho nhu cầu của
Vinfast hay có còn dành ra phần lớn các diện tích để làm bất động sản công nghiệp
hay không?
Nhà máy ở Mỹ công suất 150.000 xe
một năm, trong lúc kế hoạch bán hàng tại Mỹ tới năm 2026 là là 750.000, tức
600.000 xe sản xuất từ Việt Nam.
Ở Vũng Áng, bước đầu là 1.500 và có thể sau này chúng tôi sẽ nghiên cứu
để mở rộng hơn, một phần dành cho Vinfast, một phần dành cho VinES, nhưng phần
lớn sẽ dành cho sản xuất linh kiện ô tô. Chúng tôi muốn phát triển mạnh mẽ công
nghiệp phụ trợ cho xe ô tô.
Hiện tại mức độ đô thị hóa của xe
điện Vinfast đang là khoảng 60%, tiến tới sẽ là khoảng 80% và có thể đô thị hóa
theo các tiêu chuẩn công bố của Việt Nam bây giờ.
Cho nên không chỉ Vũng Áng mà nhiều
khu bất động sản công nghiệp khác đều hướng đến mời gọi các nhà đầu tư tham gia
vào sản xuất linh kiện trước tiên là cho xe điện, sau đấy là những phần khác.
Bất động sản công nghiệp đang
trong quá trình làm thủ tục. Nếu như có cơ hội mở rộng ở đâu thì chúng tôi sẽ
nghiên cứu.
Để sản xuất pin cho xe điện thì một
nguyên liệu rất quan trọng là pin lithium, nhưng nguyên liệu này rất hiếm trên
thế giới và đang được nhiều nhà sản xuất xe điện tranh giành, Vinfast đã có kế
hoạch vượt qua khó khăn nguyên liệu như thế nào?
Công ty đã lập ra nhóm 6 nhóm
nguyên vật liệu chiến lược cho sản xuất pin và bắt đầu lên kế hoạch dự trữ cho
kế hoạch sản xuất lâu dài. Nhưng với quy mô vài trăm nghìn xe/năm thì nguồn
cung hiện nay chưa phải là vấn đề. Nếu trong tương lai mà sản lượng rất lớn thì
đấy sẽ là vấn đề. Thậm chí phải tìm các đối tác liên hệ để giải quyết nguyên vật
liệu thô, hợp tác với đối tác khai thác mỏ để mua khối lượng lớn. Đó cũng là mối
quan tâm rất lớn của chúng tôi.
Số đơn hàng đặt xe VF trên toàn cầu
đã đạt được kỳ vọng của Vingroup chưa? Cần phải có những chiến lược marketing
gì để thu hút khách hàng?
Năm nay VF có kế hoạch 17.000 đơn
hàng thì hiện nay đã được hơn 4.000, kế hoạch như vậy là phù hợp với kế hoạch đặt
ra. Để vào thị trường Mỹ, với 1 thương hiệu Việt Nam rất non trẻ từ 1 đất nước
chưa có nền công nghiệp phát triển thì đương nhiên đấy là 1 khó khăn, thách thức.
Chiến lược của chúng tôi nói về
xe thì có 3 thứ: một là sản phẩm, chất lượng tốt, hai là giá hợp lý, ba là dịch
vụ hậu mãi tốt. Chúng tôi đang rất quyết liệt nâng cấp các dịch vụ hậu mãi để
thúc đẩy việc bán xe lan tỏa.
Về mặt marketing, chúng tôi chọn
chiến lược marketing trực tiếp. Bây giờ chúng ta đưa lên phim ảnh, quảng cáo suốt
ngày không ai nghe, không ai tin, chúng tôi phải tích cực đi các triển lãm,
tích cực cho người tiêu dùng tiềm năng trải nghiệm xe để họ thấy rõ ràng chất
lượng, đẳng cấp. Chúng tôi phải chứng minh, thuyết phục từng người một.
T/h