Ngành công nghiệp LNG không chỉ là xu hướng toàn cầu mà còn là một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo an ninh năng lượng cho các quốc gia. Các nước như Qatar, Mỹ, Australia, Nga, và nhiều quốc gia khác đã xây dựng những cơ sở hạ tầng hiện đại để xuất khẩu LNG ra thế giới, phục vụ nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và các quốc gia châu Âu.
Vị thế lớn của Việt Nam trên bản đồ
LNG toàn cầu
Đánh
giá tại Diễn đàn Chuỗi Phân phối LNG Toàn cầu và Vị thế của Việt Nam diễn ra mới
đây, các chuyên gia cho rằng, ngành công nghiệp LNG không chỉ là xu hướng toàn
cầu mà còn là một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo an ninh năng lượng
cho các quốc gia. Vì vậy ngành này đang phát triển mạnh mẽ, các quốc gia sản xuất
và tiêu thụ LNG ngày càng gia tăng, tạo thành một mạng lưới phân phối toàn cầu.
Theo
ông Nguyễn Đức Tùng - Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công thương, hiện
tổng công suất LNG hóa lỏng toàn cầu đạt khoảng 482,5 MT với tỷ lệ vận hành
trung bình của các nhà máy là 88,7% trong năm 2023. Mỹ là quốc gia có công suất
hóa lỏng lớn nhất, khoảng 91,4 triệu tấn mỗi năm (MTPA), tiếp theo là Australia
với công suất 87,6 MTPA và Qatar với 77,1 MTPA.
Bên
cạnh các nhà máy đang vận hành, trong năm 2023, toàn thế giới có khoảng 58,8
MTPA được chấp thuận đầu tư hoặc đang triển khai đầu tư và khoảng 1.046 MTPA tiềm
năng đang thực hiện đánh giá tiền khả thi.
Đánh
giá về Việt Nam, các chuyên gia cho biết, Việt Nam với tiềm năng và vị thế chiến
lược, đang có những bước tiến vững chắc để tham gia vào chuỗi cung ứng LNG toàn
cầu, mở ra cơ hội phát triển kinh tế mạnh mẽ.
Được
biết, năm 2023, Việt Nam chính thức ghi tên vào bản đồ LNG toàn cầu với vai trò
là nhà nhập khẩu mới. Nước ta có vị trí địa lý thuận lợi, gần các tuyến hàng hải
quốc tế, hệ thống cảng biển hiện đại, gần các trung tâm LNG lớn của Đông Nam Á.
Bên cạnh đó, với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường năng lượng và những chính
sách ưu tiên trọng điểm từ Chính phủ, ngành công nghiệp LNG tại Việt Nam đang
bước vào một giai đoạn mới. Hiện có rất nhiều dự án đầu tư lớn trong cơ sở hạ tầng
LNG. Việt Nam đang được biết đến là một nhà nhập khẩu tiềm năng và tương lai sẽ
là “mắt xích” quan trọng trong chuỗi LNG toàn cầu nói chung và của khu vực nói
riêng.
"Dự
báo, nhu cầu LNG của Việt Nam sẽ khoảng từ 15 - 20 MTPA vào năm 2030 và khoảng
từ 20 - 25 MTPA vào năm 2035. Do đó, thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng LNG tại
Việt Nam, gia tăng vị thế trong chuỗi LNG toàn cầu cũng là nhu cầu phát triển tất
yếu”, ông Tùng nhấn mạnh.
Theo
TB VTV