Theo ghi
nhận 3 đợt tăng giá trong năm 2022 với tổng mức tăng từ 220.000 - 270.000 đồng/tấn,
đến nay các doanh nghiệp xi măng vẫn giữ nguyên giá bán so với lần tăng giá gần
nhất hồi tháng 6/2022.
Giá xi
măng tại các tỉnh khu vực phía Nam có xu hướng cao hơn các tỉnh khu vực miền Bắc,
miền Trung bởi ít nhà máy sản xuất và do chi phí vận chuyển. Theo đó, giá xi
măng ở miền Nam khoảng 1,7 triệu đồng/tấn, trong khi giá bán xi măng tại khu vực
miền Bắc dao động khoảng 1,3 - 1,6 triệu đồng/tấn, tùy thương hiệu và loại xi
măng.
Tính chung
quý II/2023, giá xi măng tăng 2,2% so với cùng kỳ năm 2022 và tương đối ổn định
so với cuối năm 2022. Cụ thể, giá trung bình của một số chủng loại xi măng thời
điểm tháng 6/2023 như sau: Xi măng Hoàng Thạch (1.690 đồng/kg), Xi măng Bút Sơn
(1.706 đồng/kg), Xi măng Hà Tiên (1.884 đồng/kg)…
Có thể thấy,
việc dư nguồn cung xi măng đang là một trong những khó khăn và thách thức lớn
nhất của ngành Xi măng ở thời điểm hiện tại. Bên cạnh đó, thị trường bất động sản
cũng chưa mấy khởi sắc, các dự án khó khăn về pháp lý, giá nguyên nhiên liệu đầu
vào tuy đã hạ nhiệt nhưng vẫn neo ở mức cao, nguồn vốn và giải ngân vốn đầu tư
công chưa thuận lợi sẽ tiếp tục là những trở ngại lớn đối với các doanh nghiệp
xi măng tại thị trường nội địa.
Trong khi
sức tiêu thụ xi măng vốn đã khó khăn thì thị trường trong nước tiếp tục cạnh
tranh khốc liệt do mất cân đối cung - cầu cục bộ giữa các vùng, miền (thừa tại
khu vực miền Trung, thiếu tại khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên) khiến chi phí vận
chuyển, logistics tăng cao, giảm hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
Ngoài ra,
ngành Xi măng đang phải đối mặt với khó khăn về giá năng lượng, chi phí vận tải
tăng, thuế xuất khẩu clinker tăng từ 5% lên 10% kể từ 01/01/2023. Từ tháng
5/2023 trở đi, ngành này còn phải đối diện với chi phí sản xuất tăng cao, do
giá điện tăng thêm 3%.
VLXD