Tổng hợp thông tin từ báo chí Trung Quốc, ba nhà máy điện
hạt nhân ở các tỉnh ven biển sẽ có hai lò phản ứng mới. Tổng chi phí xây dựng cả
6 lò phản ứng mới ước tính khoảng 120 tỷ nhân dân tệ (khoảng 18,7 tỷ USD).
Trung Quốc hiện đứng thứ ba thế giới về công
suất lắp đặt điện hạt nhân sau Mỹ và Pháp. Nhưng năng lượng hạt nhân chỉ chiếm
hơn 2% công suất phát điện của quốc gia và chỉ 5% tổng sản lượng điện vào năm
ngoái.
Trong năm 2020, Trung Quốc đã cam kết chuyển
từ nhà sản xuất khí thải CO2 hàng đầu thế giới sang một xã hội trung hòa với
các bon vào năm 2060. Do đó Để đạt được sự chuyển đổi này, chính phủ Trung Quốc
đang cố gắng thay thế các nhà máy điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch đốt than chủ
yếu chuyển đổi sang điện hạt nhân.
Các dự án lò phản ứng mới được phê duyệt sẽ
được đặt tại Haiyang ở tỉnh Sơn Đông, Tam Môn ở tỉnh Chiết Giang và Lufeng ở tỉnh
Quảng Đông.
Lufeng, do Tập đoàn Điện hạt nhân Trung Quốc
điều hành, sẽ được đầu tư xây dựng 2 lò phản ứng nước điều áp Hualong One thế hệ
thứ ba. Tổng công ty Hạt nhân Trung Quốc và Tổng công ty Hạt nhân Quốc gia
Trung Quốc cho biết họ đã cùng nhau phát triển độc lập lò phản ứng tiên tiến dựa
trên thiết kế của Mỹ và Pháp.
Haiyang và Sanmen, do State Power Investment
Corp. và CNNC lần lượt điều hành, sẽ xây dựng các lò phản ứng nước điều áp
CAP1000. Công nghệ này dựa trên lò phản ứng AP1000 do Westinghouse phát triển.
Tính đến cuối năm 2021, Trung Quốc có 53 nhà
máy điện hạt nhân với tổng công suất phát khoảng 55 gigawatt. Chính phủ Trung
Quốc có kế hoạch mở rộng quy mô lên 70 GW vào năm 2025. Công suất dự kiến sẽ
tăng thêm cho đến khi đạt từ 120 GW đến 150 GW vào năm 2030, có thể đủ để vượt
qua Mỹ và Pháp.
Theo Nikkei