Cơ sở này được phát triển lần đầu
tiên bởi Viện Vật lý Hóa học Đại Liên (DICP) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung
Quốc (CAS) và Công ty Công nghệ Năng lượng Zhuhai Futian hợp tác phát triển đặt
tại khu công nghiệp Zoucheng ở tỉnh Sơn Đông, miền đông Trung Quốc. Dự án công
nghệ này sử dụng chất xúc tác kim loại để hydro hóa carbon dioxide thành nhiên
liệu sinh học qua đó giảm lượng khí thải nhà kính trong khí quyển.
Trong tuyên bố của mình về dự án,
DICP cho biết "Dự án công nghệ có thể sản xuất một cách có chọn lọc các
nhiên liệu hydrocacbon có giá trị gia tăng với mật độ năng lượng cao sẽ cung cấp
một lộ trình mới để thúc đẩy cuộc cách mạng năng lượng sạch và giảm phát thải
nhà kính."
Công nghệ hydro hóa carbon
dioxide để sản xuất xăng sinh học ban đầu được đề xuất bởi Sun Jian GE Qingjie
và WEI Jian của DICP trong một bài báo năm 2017 được xuất bản trên tạp chí
Nature Communications . Phương pháp này sử dụng chất xúc tác kim loại để chuyển
đổi carbon dioxide thành nhiên liệu sinh học ít gây hại cho môi trường.
Sản xuất nhiên liệu xanh từ
CO2
Dự án công nghệ được hoàn thành tại
Khu công nghiệp Zoucheng, vào năm 2020. Vào tháng 10 năm 2021, quy trình công
nghệ của dự án đã vượt qua cuộc đánh giá tại chỗ kéo dài 72 giờ do Liên đoàn
Công nghiệp Hóa chất và Dầu mỏ Trung Quốc (CPCIF) tổ chức. Trong quá trình đánh
giá, công nghệ của cơ sở này đã thực hiện chuyển đổi carbon dioxide và hydro với
tỷ lệ thành công 95%, cũng như tính chọn lọc xăng với tỷ lệ 85%.
Cơ sở này đã sản xuất xăng xanh
có trị số octan cao hơn 90 (Chỉ số octan là một đại lượng quan trọng biểu thị
quá trình đốt cháy nhiên liệu và hiệu suất động cơ, chỉ sổ octan càng cao thì
khả năng chịu nén của nhiên liệu trước khi đốt cháy càng lớn, nếu chỉ số octan
từ 91-94 được coi là cao cấp) - đáp ứng tiêu chuẩn VI quốc gia của Trung Quốc ,
và các nhà khoa học cho biết quy trình sản xuất xăng cũng tiêu thụ rất ít điện khi
chuyển hóa các khí này thành nhiên liệu. "Công nghệ này đánh dấu một giai
đoạn mới của công nghệ sử dụng tài
nguyên CO 2 trên thế giới, và cung cấp một chiến lược mới để thực hiện mục tiêu
trung hòa carbon", các chuyên gia chia sẻ.
Vào tháng 1 vừa qua, các nhà nghiên cứu của Đại học RMIT ở Úc đã
thông báo rằng họ đã phát triển một phương pháp để biến CO2 ngay lập tức thành
carbon rắn. Mặc dù công nghệ thu giữ carbon có tiềm năng giúp các nỗ lực trung
hòa carbon toàn cầu, nhưng một số nhà khoa học đã cảnh báo rằng nó cũng có thể được
coi là một "sự phi tập trung nguy hiểm" có thể trì hoãn quá trình
chuyển đổi khỏi tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch. Tuy nhiên, các công nghệ mới như
thiết bị hydro hóa carbon dioxide của DICP có thể được sử dụng cùng với các
công nghệ thu giữ carbon khác để giảm đáng kể lượng khí thải carbon.
Theo IG