Mức thuế "cơ bản" áp dụng với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ là 10%. Một số quốc gia nằm trong nhóm này gồm Anh, Brazil, Singapore, Úc, Chile, Argentina, Saudi Arabia,...
Liên
minh châu Âu (EU), Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ chịu mức thuế từ 20 -
26%. Đáng chú ý, Trung Quốc và Việt Nam nằm trong nhóm bị áp mức thuế đối ứng
cao nhất, lần lượt 34% và 46%.
Tấm bảng được ông Trump cầm cũng đưa ra lập luận cho mức thuế đối ứng là mức thuế các nền kinh tế đang áp cho hàng hóa Mỹ. Ví dụ Việt Nam, Trung Quốc và EU đang áp mức thuế lần lượt 90%, 67%, 39% với hàng hóa Mỹ. Không có lời giải thích cụ thể nào cho cách tính của Washington.
Hãng
tin Reuters dẫn lời một quan chức cấp cao Mỹ giấu tên cho biết mức thuế cơ bản
10% sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 5-4 tới. Trong khi đó, với các nền kinh tế
chịu mức thuế cao hơn, việc thực thi sẽ bắt đầu từ ngày 9-4.
Cũng
tại khu vực Đông Nam Á, Thái Lan bị áp thuế 36% vì áp mức thuế 72% với hàng hóa
Mỹ, tiếp theo là Indonesia (32%, 64%), Malaysia (24%, 47%), Philippines (17%,
34%), Singapore (10%, 10%).
Đáng
chú ý là Canada và Mexico không nằm trong danh sách bị Mỹ áp thuế đối ứng lần
này.
Theo
thông tin được Nhà Trắng công bố, thuế đối ứng không áp dụng cho một số mặt
hàng nhất định, bao gồm đồng, dược phẩm, chất bán dẫn, gỗ xẻ, vàng, năng lượng
và "một số khoáng sản không có sẵn tại Mỹ".
Cú hích cho nền kinh tế
Mỹ?
Phát
biểu tại Vườn Hồng trong khuôn viên Nhà Trắng, Tổng thống Trump đã chỉ trích những
gì mà ông cho là thuế nhập khẩu “cao hơn nhiều” đối với hàng hóa từ Mỹ so với mức
thuế mà nền kinh tế lớn nhất thế giới áp dụng cho các nước khác đối với hàng xuất
khẩu của mình.
Ngoài
mức thuế cơ bản 10%, chính quyền Trump cũng sẽ áp dụng thuế đối ứng đối với các
quốc gia khác mà Nhà Trắng coi là có sự mất cân bằng thương mại với Mỹ.
Mức
thuế này sẽ bằng một nửa mức thuế mà các quốc gia đó áp dụng cho hàng xuất khẩu
của Mỹ.
Mức
thuế cao hơn của Mỹ sẽ ảnh hưởng đến các thực thể nước ngoài bán nhiều hàng hóa
cho Mỹ hơn là mua.
Washington
kỳ vọng các quốc gia khác sẽ hạ thuế quan và các rào cản thương mại khác mà họ
cho là đã dẫn đến mất cân bằng thương mại 1.200 tỉ USD vào năm ngoái.
Tuy nhiên, thay vì tạo ra cú hích ngay lập tức cho nền kinh tế Mỹ, dư luận báo chí Mỹ cho rằng thuế quan mới sẽ gây thiệt hại cho nhiều công ty có sản phẩm phụ thuộc vào chuỗi cung ứng toàn cầu do họ có thể buộc phải tăng giá hoặc chịu biên lợi nhuận mỏng hơn.
Các
chỉ số tương lai của chứng khoán Mỹ đi xuống ngay sau khi ông Trump công bố thuế
đối ứng. Trong đó, chỉ số S&P 500 tương lai giảm 1,7%, trong khi Nasdaq
tương lai mất gần 2%.
Theo
Reuters, các đối tác thương mại của Mỹ dự kiến sẽ phản ứng bằng các biện pháp đối
phó của riêng họ, có thể dẫn đến giá cả tăng cao đáng kể cho mọi thứ, từ xe đạp
đến rượu vang.
Các
nhà kinh tế bên ngoài Mỹ từ lâu đã cảnh báo rằng thuế quan có thể làm chậm nền
kinh tế toàn cầu, làm tăng nguy cơ suy thoái và làm tăng chi phí sinh hoạt cho
một gia đình trung bình ở Mỹ lên hàng ngàn USD. Trong khi đó, các doanh nghiệp
đã phàn nàn rằng hàng loạt mối đe dọa thuế quan của ông Trump đã khiến việc lập
kế hoạch hoạt động của họ trở nên khó khăn.
Ông
Alex Jacquez - giám đốc chính sách và vận động tại Groundwork Collaborative, tổ
chức nghiên cứu chính sách công theo khuynh hướng thiên tả - nhận định quá
trình thực hiện thuế đối ứng sẽ rất phức tạp về mặt hành chính, do có hàng chục
nghìn mã thuế quy định mức thuế suất cho nhiều loại sản phẩm khác nhau.
Việc
thiết lập thuế quan đối ứng cho toàn bộ danh mục sản phẩm với từng đối tác
thương mại là hoàn toàn không khả thi với năng lực hành chính của Mỹ.
Một
số chuyên gia khác cho rằng mục tiêu thực sự của chính sách này không hẳn là buộc
các công ty chuyển sản xuất về Mỹ hay tạo thêm nguồn thu cho chính phủ, mà chủ
yếu nhằm gây sức ép buộc các nước khác ký kết các thỏa thuận thương mại có lợi
cho chính quyền Trump.
Trước
đó trong ngày 2-4, chính quyền Mỹ cho biết một loạt các mức thuế riêng đối với
ô tô nhập khẩu mà ông Trump công bố vào tuần trước sẽ có hiệu lực bắt đầu từ
ngày 3-4.
Các nước phản ứng thận
trọng
Phản
ứng trước động thái trên của Mỹ, Bộ trưởng Kinh doanh và Thương mại Anh
Jonathan Reynolds ngày 2-4 ra tuyên bố khẳng định London vẫn kiên trì mục tiêu
ký thỏa thuận kinh tế với Washington để có thể “giảm nhẹ” mức thuế 10% áp dụng
đối với hàng xuất khẩu sang Mỹ.
Tuyên
bố của Bộ trưởng Reynolds có đoạn: “Cách tiếp cận của chúng tôi là giữ bình
tĩnh và nỗ lực xây dựng thỏa thuận này, chúng tôi hy vọng sẽ giảm nhẹ tác động
từ những gì đã được công bố”.
Theo
Tổng thống Trump, Anh sẽ nằm trong số các quốc gia phải đối mặt với mức thuế
quan thấp nhất đối với hàng nhập khẩu vào Mỹ, trong khi hàng chục quốc gia khác
phải đối mặt với những mức thuế cao hơn.
Tuy
nhiên, quan chức Chính phủ Anh cũng nêu rõ: “Chúng tôi có nhiều công cụ… và
chúng tôi sẽ không ngần ngại hành động”. London “sẽ tiếp tục hợp tác với các
doanh nghiệp của Vương quốc Anh” để “đánh giá tác động của bất kỳ bước đi nào
tiếp theo mà chúng tôi thực hiện”.
Cũng
trong ngày 2-4, Thủ tướng Ý Giorgia Meloni đã lên tiếng chỉ trích mức thuế mới
của Mỹ đối với hàng nhập khẩu từ EU là “sai lầm”, nhưng cảnh báo thương chiến sẽ
chỉ làm phương Tây suy yếu.
Người
đứng đầu Chính phủ Ý viết: “Việc Mỹ công bố các mức thuế quan đối với EU là biện
pháp mà tôi cho là sai lầm và không phù hợp với bất kỳ bên nào. Chúng tôi sẽ
làm mọi việc có thể để đạt được thỏa thuận với Mỹ nhằm ngăn chặn một cuộc chiến
thương mại chắc chắn sẽ làm phương Tây suy yếu theo hướng có lợi cho các bên
tham gia khác trên toàn cầu”.
Từ
Sydney, Thủ tướng Anthony Albanese lên tiếng khẳng định chính sách thuế quan
thương mại của tổng thống Mỹ đối với đồng minh thân cận Úc là “hoàn toàn không có cơ sở”, không phải là
“hành động của một người bạn” và sẽ thay đổi nhận thức về mối quan hệ song
phương.
Tuy
vậy, ông Albanese khẳng định Úc sẽ không áp thuế trả đũa đối với Mỹ.
Trong
khi đó, Nhà Trắng cùng ngày xác nhận “mức thuế 10% sẽ bắt đầu có hiệu lực từ
0h01 ngày 5-4 (11h01 cùng ngày theo giờ Hà Nội), trong khi những mức thuế cao
hơn đối với các đối tác khác nhau sẽ bắt đầu từ có lệu lực từ 0h01 ngày 9-4
(11h01 cùng ngày theo giờ Hà Nội)”.
Thuế đối ứng là gì?
Thuế
đối ứng là một loại thuế quan hoặc hạn chế thương mại mà một quốc gia áp dụng
cho nước khác để đáp trả mức thuế tương tự với hàng hóa của họ. Chữ đối ứng
mang ý nghĩa "có qua có lại", đôi khi mức thuế đáp trả ngang bằng hoặc
thấp hơn.
Ý
tưởng đằng sau thuế đối ứng là tạo ra sự cân bằng trong thương mại giữa các quốc
gia. Nếu một quốc gia tăng thuế đối với hàng hóa từ quốc gia khác, bên bị ảnh
hưởng có thể phản ứng bằng cách áp dụng thuế quan của riêng mình đối với hàng
nhập khẩu từ nước kia. Động thái nhằm bảo vệ các doanh nghiệp địa phương, duy
trì việc làm và khắc phục mất cân bằng thương mại.
Mặc
dù vậy, đôi khi thuế đối ứng vẫn được sử dụng như một công cụ đàm phán trong
các tranh chấp thương mại hoặc để khuyến khích các quốc gia giảm, xóa bỏ thuế
quan đối với hàng nhập khẩu từ nước khác.
Về
hệ quả, thuế đối ứng có thể dẫn đến việc gia tăng rào cản thương mại qua lại,
thậm chí dẫn đến chiến tranh thương mại gây tác động tiêu cực đến cả hai nền
kinh tế.
Những tình huống như vậy có thể làm gián đoạn chuỗi cung ứng, tăng giá cho người tiêu dùng và làm chậm tăng trưởng kinh tế. Điều quan trọng là các quốc gia phải giao tiếp cởi mở và hợp tác để giải quyết các vấn đề thương mại, thay vì sử dụng thuế đối ứng.
Theo BTT