Theo các nhà phân tích cho biết, Mặc dù hậu quả kinh tế từ các chính sách thuế quan của Hoa Kỳ vẫn chưa được tính toán cụ thể nhưng ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc đang đứng trước cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn về lâu dài, đặc biệt là ở các lĩnh vực thượng nguồn như thiết bị và linh kiện chip bất chấp những gián đoạn chuỗi cung ứng trong ngắn hạn.
Nhấn mạnh đến những tiến bộ ổn
định của Trung Quốc trong lĩnh vực chip cho điện thoại thông minh, trí tuệ nhân
tạo và ô tô, các nhà phân tích cho hay việc áp mức thuế quan cao và những hạn
chế tiếp cận công nghệ tiên tiến của Hoa kỳ đang thúc đẩy các công ty Trung Quốc
tăng cường hoạt động nghiên cứu và phát triển để đạt được những đột phá về công
nghệ và thậm chí xây dựng chuỗi cung ứng chất bán dẫn độc lập với công nghệ của
Hoa Kỳ.
Jack Gold - nhà phân tích
chính tại công ty tư vấn J.Gold Associates, cho hay: "Điều thực sự đang xảy
ra là chính phủ Hoa Kỳ hiện đang “trao cơ hội chiến thắng” cho Trung Quốc khi quốc
gia này nỗ lực phát triển hoạt động kinh doanh chip của riêng mình".
Ông Gold cho biết thêm rằng
khi các công ty Trung Quốc có khả năng cạnh tranh, họ sẽ bắt đầu bán sản phẩm của
mình trên toàn thế giới và mọi người sẽ mua chip của họ.
Bình luận này được đưa ra sau
khi các công ty sản xuất chip của Hoa Kỳ như Nvidia và AMD cho biết họ cần tuân
thủ các yêu cầu cấp phép mới của Hoa Kỳ đối với chất bán dẫn xuất khẩu sang
Trung Quốc vào đầu tháng này.
Nvidia dự đoán rằng các quy định
mới sẽ dẫn đến thiệt hại tài chính 5,5 tỷ đô la cho Hãng, trong khi AMD ước
tính các quy định này có thể khiến lợi nhuận của công ty này giảm tới 800 triệu
đô la, dữ liệu theo báo cáo trong hồ sơ gửi lên Ủy ban Chứng khoán Hoa Kỳ.
Trong chuyến thăm tới Bắc Kinh mới đây, Tổng giám đốc điều hành Nvidia - Jensen Huang cũng thừa nhận rằng đang
có những tác động đáng kể đến hoạt động kinh doanh từ việc thắt chặt kiểm soát
xuất khẩu chip của Hoa Kỳ.
Trong bối cảnh Hoa Kỳ hạn chế
xuất khẩu chip từ Nvidia, các công ty công nghệ Trung Quốc đang mở rộng hợp tác
với Huawei Technologies Co Ltd để sử dụng chip AI của công ty này cho mục đích
đào tạo các mô hình ngôn ngữ lớn.
Ví dụ như iFlytek - công ty
công nghệ hàng đầu của Trung Quốc, chuyên phát triển các giải pháp trí tuệ nhân
tạo (AI) trong lĩnh vực nhận dạng và tổng hợp giọng nói, xử lý ngôn ngữ tự
nhiên và các ứng dụng AI, Hãng này mới đây tiết lộ rằng mô hình suy luận sâu độc
quyền Spark X1 của Hãng đang phát triển là mô hình ngôn ngữ lớn duy nhất trong
ngành được đào tạo hoàn toàn trên cơ sở hạ tầng điện toán trong nước của Trung
Quốc.
iFlytek cho biết họ đang hợp
tác với nhóm nghiên cứu chip AI của Huawei để tạo ra các giải pháp điện toán
trong nước tốt hơn cho mục đích đào tạo AI và Spark X1, chứng minh những cải tiến
đáng kể trong các tác vụ AI nói chung, bao gồm toán học, mã hóa, suy luận
logic, tạo văn bản, hiểu ngôn ngữ và hỏi đáp dựa trên kiến thức.
Còn theo Icwise – 1 đơn vị tư
vấn có trụ sở tại Thượng Hải chuyên nghiên cứu về lĩnh vực bán dẫn cho hay
trong một báo cáo rằng: Thuế quan cao từ Hoa kỳ đang trở thành chất xúc tác đẩy
nhanh quá trình chuyển dịch sang sử dụng chíp bán dẫn không phải của Hoa Kỳ từ
Trung Quốc sẽ gây áp lực lên các công ty của chính họ. Theo Icwise cho hay, các
chất bán dẫn nút hoàn thiện từ Trung Quốc, như công nghệ xử lý chíp 28nm trở
lên của Trung Quốc hiện đang rất cạnh tranh với các đối thủ Hoa kỳ trong các dong
sản phẩm điều khiển vi mạch dùng cho ô tô, thiết bị điện… Mặc dù các sản phẩm
này chủ yếu nhắm vào các thị trường nhạy cảm về chi phí, nhưng thuế quan có thể
khuếch đại lợi thế về giá của chúng, đẩy nhanh quá trình thay thế các linh kiện
của Hoa Kỳ".
Trong khi đó, xuất khẩu chất
bán dẫn của Trung Quốc sang Hoa Kỳ là rất nhỏ, giúp ngành này tránh khỏi những
cú sốc thuế quan tức thời. Khả năng phục hồi về mặt cấu trúc này cho phép các
công ty Trung Quốc tập trung vào việc thay thế nhập khẩu thay vì cố gắng giảm
thiểu tổn thất xuất khẩu, ICwise nhấn mạnh.
Xiang Ligang - Tổng thư ký hiệp
hội Liên minh phát triển ứng dụng công nghệ thông tin và tiêu dùng thông minh Trung
Quốc, cho biết: "Ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc, vốn bị kiềm
chế sau nhiều năm chịu lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ, hiện đã có chuỗi cung ứng gần
như hoàn chỉnh".
"Những hạn chế trước đây
trớ trêu thay lại thúc đẩy sự tiến bộ của Trung Quốc trong lĩnh vực chip. Mức
thuế mới nhất cũng có thể thúc đẩy việc nâng cấp, đặc biệt là trong các phân
khúc thượng nguồn có giá trị cao như máy in thạch bản và những hóa chất đặc biệt.
Mặc dù sự gián đoạn ngắn hạn là không thể tránh khỏi, nhưng trọng tâm chiến lược
của ngành có thể biến áp lực bên ngoài thành chất xúc tác cho sự đổi mới", ông Xiang nhấn mạnh.
Wei Shaojun - thành viên Hiệp
hội Công nghiệp Bán dẫn Trung Quốc, cho biết: "Người khác càng đàn áp
chúng ta, chúng ta càng cần phải tự lực. Nhưng tự lực không có nghĩa là tự cô lập.
Mà là tìm cách phá vỡ sự kiềm chế. Trung Quốc cần thúc đẩy quá trình toàn cầu
hóa lại ngành công nghiệp bán dẫn bằng cách đạt được sự tự chủ trong các công
nghệ quan trọng cũng như hợp tác với các quốc gia và các doanh nghiệp thân thiện
sẵn sàng hợp tác".
Theo CND