Báo cáo của
Cục thống kê Bộ Lao động Mỹ vừa công bố cho thấy lạm phát vẫn đang kìm hãm nền
kinh tế Mỹ khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng mạnh hơn dự báo trong tháng
12/2023
Cụ thể,
CPI Mỹ tăng 0.3% so với tháng trước, cao hơn dự báo 0.2% của các chuyên gia
kinh tế. CPI trong kỳ 12 tháng của năm 2023 đã đóng cửa với mức tăng 3.4% so với
cùng kỳ, cao hơn so với dự báo 3.2%. Lạm phát Mỹ đã tăng trở lại ngay sau khi
các quan chức Fed dự báo áp lực giá cả đang hạ nhiệt.
Loại trừ
thực phẩm và năng lượng, CPI lõi tăng 0.3% so với tháng trước và tăng 3.9% so với
cùng kỳ, trong khi các chuyên gia kinh tế dự báo ở mức 0.3% và 3.8%.
Nguyên nhân
dẫn đến sự gia tăng chủ yếu của CPI là do chi phí nnhà ở tăng cao. Chỉ tiêu này
tăng 0,5% trong tháng và chiếm hơn một nửa mức tăng CPI cốt lõi. Trên cơ sở
hàng năm, chi phí nhà ở tăng 6,2%, tương đương khoảng 2/3 mức tăng lạm phát.
Các quan
chức Fed phần lớn đã kỳ vọng chi phí nhà ở sẽ giảm trong năm mới do hợp đồng
thuê được gia hạn đã phản ánh giá thuê thấp hơn.
Sau khi thông
tin được công bố thị trường chứng khoán Mỹ chứng kiến sắc đỏ của hợp đồng tương
lai và lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đi lên.
Một số yếu
tố khác đóng góp mức tăng CPI bao gồm giá thực phẩm tăng 0.2% so với tháng trước,
ngang với mức tăng của tháng 11/2023. Giá trứng tăng 8.9% so với tháng trước,
nhưng vẫn còn giảm 23.8% so với cùng kỳ. Giá năng lượng tăng 0.4% sau khi giảm
2.3% trong tháng 11/2023. Trong đó, giá xăng tăng 0.2%, nhưng giá khí thiên
nhiên giảm 0.4%. Chi phí bảo hiểm xe tăng 1.5%, chi phí chăm sóc y tế tăng 0.6%
và giá xe đã qua sử dụng tăng 0.5%.
Trong khi đó theo một báo cáo khác của Cục Thống kê Bộ Lao động Mỹ cho biết Tiền lương đã điều chỉnh theo lạm phát tăng 0.2% so với tháng trước, nhưng chỉ tăng 0.8% so với cùng kỳ.
Các quan
chức Fed đang đặc biệt chú ý đến giá dịch vụ để tìm kiếm bằng chứng cho thấy liệu
lạm phát có đang có dấu hiệu quay trở lại mục tiêu 2% của ngân hàng trung ương
hay không.
Cục Dự trữ
Liên bang đã giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản trong cuộc họp thứ 3 liên tiếp.
Cùng với quyết định đó, các nhà hoạch định chính sách chỉ ra rằng họ có thể bắt
đầu cắt giảm lãi suất trong năm nay nếu các số liệu về lạm phát tiến về mức an
toàn.
“Các số liệu
cho thấy tình hình không đến nỗi tệ, nhưng chúng cho thấy xu hướng hạ nhiệt của
lạm phát vẫn còn rất chậm và khó có thể là một đường thẳng xuống mức 2%” - Seema
Shah, chiến lược gia trưởng tại cty quản lý tài chính toàn cầu Principal, chia
sẻ: “Chừng nào lạm phát vẫn bướng bỉnh tăng cao, Fed sẽ tiếp tục bác bỏ ý tưởng
cắt giảm lãi suất sớm.”
Mặc dù vậy,
bất chấp chỉ số lạm phát cao hơn dự kiến, các nhà giao dịch hợp đồng tương lai
vẫn tiếp tục đặt ra nhiều khả năng Fed sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng
3. Thước đo giá tương lai của FedWatch của CME Group cho thấy khả năng giảm giá
trong tháng 3 là 63%, thấp hơn một chút so với mức trước khi dữ liệu lạm phát được
công bố.
Tuy nhiên,
xác suất này cũng phản ánh sự chia rẽ giữa thị trường và Fed về thời gian và mức
độ cắt giảm lãi suất vào năm 2024. Trong khi Thị trường kỳ vọng sẽ có 6 lần cắt
giảm lãi suất trong năm nay thì dự báo của Fed chỉ đưa ra con số 3.
Trong những
ngày gần đây, một số nhà hoạch định chính sách đã tránh đề cập cam kết thực hiện
chính sách tiền tệ nới lỏng hơn.
Chủ tịch
Fed New York - John Williams cho biết hôm thứ tư rằng lạm phát rõ ràng đã giảm
từ mức đỉnh hơn 40 năm vào giữa năm 2022 và đang đạt được tiến bộ vững chắc.
Tuy nhiên, ông không đưa ra manh mối nào về thời điểm cắt giảm lãi suất là phù
hợp và nhấn mạnh rằng chính sách “thắt chặt” vẫn có thể sẽ được áp dụng trong một
thời gian.
Các quan
chức khác, chẳng hạn như Thống đốc Fed Michelle Bowman và Chủ tịch Fed Dallas
Lorie Logan, cũng bày tỏ sự hoài nghi và cho biết họ sẽ không ngần ngại tăng
lãi suất nếu lạm phát tăng cao.
Những nhận
xét đó đi ngược lại với bối cảnh kinh tế có phần tích cực, với tỷ lệ thất nghiệp
giữ ở mức dưới 4%, với số đơn xin trợ cấp thất nghiệp thấp ở mức 202.000 hồ sơ,
thấp hơn mức ước tính của Dow Jones là 210.000 và người tiêu dùng đang có dấu
hiệu tăng chi tiêu.
Theo CNBC