Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng và Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có các chuyên gia tư vấn đến từ McKinsey, AWS; các đồng chí lãnh đạo, các ban chuyên môn Tập đoàn, đại diện các đơn vị thành viên Tập đoàn tham dự trực tuyến.
Digital Factory là xu
hướng của ngành năng lượng thế giới
Tại
Hội thảo, Ban Khoa học công nghệ và Chuyển đổi số (KHCN&CĐS) Petrovietnam
đã cung cấp thông tin tổng quan về công trình số (Digital Factory) trong ngành
năng lượng nói chung và dầu khí nói riêng.
Cụ
thể, Digital Factory là mô hình tổ chức, biểu diễn số hóa toàn diện công trình
vật lý, bao gồm toàn bộ cấu trúc, thiết bị, quy trình, nhân sự và dữ liệu. Đây
là là công cụ hỗ trợ ra quyết định thông minh, có khả năng mô phỏng nhiều kịch
bản trước khi vận hành thực tế.
Digital
Factory không thể thiếu internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu
lớn (Big data), bản sao số (Digital Twin) và tự động hóa. Tất cả những thành phần
này hoạt động đồng bộ nhằm tăng mức độ an toàn, giảm chi phí, nâng cao năng suất,
giảm tác động môi trường, giảm sự cố, tăng thời gian vận hành thiết bị, đồng thời
hỗ trợ giám sát, điều hành, điểu khiển từ xa và bảo trì dự đoán...
Ban KHCN&CĐS Tập đoàn ứng dụng AI trong thực hiện
bài trình bày
Theo
dự báo, các xu hướng mới như kết nối, cá nhân hóa và bảo mật sẽ thay đổi sâu sắc
cách ngành Dầu khí, năng lượng hoạt động. Trong xu hướng mới, doanh nghiệp cần
xác định rõ chiến lược, đầu tư công nghệ, triển khai công trình số, xây dựng lộ
trình chuyển đổi số rõ ràng, đào tạo nhân sự làm chủ công nghệ và tạo văn hóa đổi
mới liên tục.
Digital
Factory trở thành xu hướng giúp nâng cao hiệu quả, giảm chi phí và tối ưu hoạt
động của các tập đoàn dầu khí, năng lượng trên thế giới. Digital Factory đã
mang đến sự chuyển biến mạnh mẽ cho Petronas (Malaysia). Từ năm 2018, Petronas
đã khởi động chiến lược số hóa toàn diện, tích hợp công nghệ số vào toàn bộ chuỗi
giá trị, thông qua việc thành lập Trung tâm điều hành số toàn Tập đoàn - EOC
(Enterprise Operating Centre). Petronas ứng dụng cảm biến IoT và AI để dự đoán
hỏng hóc thiết bị, giúp giảm 85% thời gian dừng máy, tăng độ tin cậy thiết bị
lên trên 95% và tiết kiệm hàng triệu USD mỗi năm.
PVOIL và các đơn vị thành viên tham dự Hội thảo tại
các điểm cầu trực tuyến
Tương
tự Petronas, Pertamina (Indonesia) cũng đã xây dựng lộ trình chuyển đổi số theo
định hướng dài hạn, từng bước số hóa toàn bộ chuỗi giá trị năng lượng từ năm
2019 bằng việc khởi động chương trình Pertamina Digital Transformation; đặt mục
tiêu trở thành Tập đoàn năng lượng số (Digital Energy Company) đến năm 2030 và
thành lập đơn vị chuyên trách "Pertamina Digital Center of
Excellence".
Tại
PTT (Thái Lan), Tập đoàn này đã phát động chương trình "PTT Digital
Transformation Master Plan" từ năm 2020. PTT cũng ứng dụng hệ thống cảnh
báo sớm dựa trên AI giúp giảm 70% số lượng sự cố nghiêm trọng trong 3 năm; tự động
hóa các quy trình hành chính, kỹ thuật, giảm thời gian xử lý 50-80%.
Hướng tới ứng dụng, triển
khai hiệu quả Digital Factory trong thực tế
Từ
xu hướng chung, Ban KHCN&CĐS Tập đoàn đề xuất, Petrovietnam cần xây dựng
chiến lược chuyển đổi số tổng thể, nhất quán, dài hạn và gắn chặt với chiến lược
phát triển Tập đoàn. Cụ thể hóa bằng việc xây dựng "Chương trình Công
trình số Petrovietnam 2025 - 2035" làm định hướng thống nhất, xác định rõ
các giai đoạn từ chuẩn hóa dữ liệu đến ứng dụng AI và đổi mới sáng tạo mở. Đồng
thời, tích hợp chuyển đổi số vào chiến lược vận hành, đầu tư, phát triển nhân sự
và quản trị doanh nghiệp. Chương trình đòi hỏi sự cam kết và dẫn dắt trực tiếp
từ lãnh đạo Tập đoàn, cùng với huy động toàn hệ thống các đơn vị thành viên, viện
nghiên cứu, trường đào tạo cùng tham gia.
Bên
cạnh đó, các chuyên gia đến từ công ty McKinsey và AWS cũng chia sẻ thêm các
kinh nghiệm thực tế, qua đó, lãnh đạo, các ban chuyên môn và các đơn vị thành
viên của Petrovietnam đã có những trao đổi thảo luận về quá trình triển khai cụ
thể.
Tổng
Giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn đánh giá, Tập đoàn có thể ứng dụng các bài học
kinh nghiệm quốc tế về Digital Factory vào quản lý vận hành. Tổng Giám đốc Lê
Ngọc Sơn đề nghị toàn Tập đoàn tiếp tục có những ý kiến trao đổi với các chuyên
gia để làm rõ các vấn đề, từ đó có cách ứng dụng, triển khai hiệu quả Digital
Factory trong thực tế, đảm bảo hiệu quả, nâng cao năng suất, hiệu suất của các
nhà máy.
Thay
mặt lãnh đạo Tập đoàn, Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng cảm ơn sự trao đổi,
chia sẻ kinh nghiệm của các đơn vị tư vấn McKinsey, AWS về mô hình Digital
Factory.
Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng: Việc ứng dụng
mô hình Digital Factory tại Petrovietnam có những thuận lợi nhất định bởi
Petrovietnam đã ứng dụng, sử dụng công nghệ tiên tiến nhằm phục vụ cho các hoạt
động của Tập đoàn.
Chủ
tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng cho rằng việc ứng dụng mô hình Digital
Factory tại Petrovietnam có những thuận lợi nhất định bởi Petrovietnam đã ứng dụng,
sử dụng công nghệ tiên tiến nhằm phục vụ cho các hoạt động của Tập đoàn. Trong
quá trình chuyển dịch, phát triển của mình, Petrovietnam đã tập trung xây dựng
chiến lược CĐS, thông qua quá trình này, đã ứng dụng công nghệ số, các nền tảng
số, nhằm nâng cao hiệu quả quản trị, điều hành và dịch chuyển mô hình kinh
doanh, tạo bước phát triển mới. Tập đoàn cũng tích cực xây dựng văn hóa số nhằm
thay đổi, nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi cán bộ, nhân viên, người lao động
Petrovietnam trong quá trình CĐS.
Thông
qua buổi làm việc, Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng mong muốn các đơn vị
tư vấn sẽ tiếp tục hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm về những mặt còn thiếu, còn vướng
mắc của Tập đoàn cũng như ở các đơn vị thành viên để cập nhật kịp thời, phù hợp
với chiến lược phát triển của Petrovietnam trong giai đoạn tới.