Theo
số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, kỳ 1 tháng 8 (1-15/8), kim ngạch
xuất khẩu đạt 15,13 tỷ USD, giảm 6,9% (tương ứng giảm 1,13 tỷ USD) so với kỳ 2
tháng 7/2022.
Xuất
khẩu kỳ 1 tháng 8 giảm so với kỳ 2 tháng 7/2022 ở một số nhóm hàng như: máy vi
tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 412 triệu USD, tương ứng giảm 18,1%;
máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác giảm 308 triệu USD, tương ứng giảm
13,7%; sắt thép các loại giảm 203 triệu USD, tương ứng giảm 50,8%; giày dép các
loại giảm 162 triệu USD, tương ứng giảm 13,8%...
Như
vậy, tính đến hết 15/8/2022, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 232,76
tỷ USD, tăng 17,7% tương ứng tăng 35,06 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2021.
Trong đó, một số nhóm hàng tăng mạnh như: máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác tăng 6,1 tỷ USD, tương ứng tăng 28,5%; điện thoại các loại và linh kiện tăng 4,61 tỷ USD, tương ứng tăng 14,4%; hàng dệt may tăng 4,48 tỷ USD, tương ứng tăng 22,8%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 4,46 tỷ USD, tương ứng tăng 15,3%...
Đáng
chú ý, đến 15/8 có 6 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên,
tăng 1 nhóm so với cùng kỳ năm ngoái.
Gỗ
và sản phẩm là nhóm hàng mới nhất đạt dấu mốc này với kim ngạch 10,35 tỷ USD,
tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong
khi đó, điện thoại và linh kiện đạt 36,72 tỷ USD tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu
và tăng 14,36% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các
nhóm hàng còn lại là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết
bị, dụng cụ, phụ tùng; dệt may; giày dép.
Nhìn
chung các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực đều duy trì đà tăng trưởng khá so với
cùng kỳ 2021.
Với
tổng kim ngạch 147,37 tỷ USD, 6 nhóm hàng chủ lực chiếm đến 63,31% tổng kim ngạch
xuất khẩu cả nước.
Các
thị trường xuất khẩu chủ yếu của các nhóm hàng trên là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn
Quốc, EU, Nhật Bản…
Theo
BHQ