Chính quyền các địa phương tại Trung Quốc hiện đang tăng cường nỗ lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế kỹ thuật số, đồng thời đẩy nhanh quá trình chuyển đổi kỹ thuật số và nâng cấp các ngành công nghiệp, nhằm thực hiện kế hoạch hội nhập sâu rộng giữa kinh tế số và kinh tế thực của quốc gia.
Theo các
chuyên gia, kinh tế kỹ thuật số dự kiến sẽ là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế của Trung Quốc trong những năm tới.
Số liệu được
xem như ví dụ điển hình được công bố theo nghiên cứu và phân tích từ Ủy ban Cải
cách và Phát triển Quốc gia mới đây cho thấy, tỷ lệ giá trị gia tăng của kinh tế
kỹ thuật số trong cơ cấu GDP và mức độ số hóa tổng thể của kinh tế số của Tỉnh Chiết
Giang đứng đầu cả nước vào năm 2022. Năm ngoái, giá trị gia tăng của các ngành
cốt lõi liên quan đến kinh tế kỹ thuật số ở Chiết Giang đạt 897,7 tỷ nhân dân tệ
(tương đương 131 tỷ USD), chiếm 11,6% GDP của tỉnh này.
Thượng Hải
– trung tâm kinh tế lớn thứ 2 chỉ sau Bắc Kinh cũng đã vạch ra kế hoạch thúc đẩy
chuyển đổi kỹ thuật số và xây dựng để trở thành 1 thành phố kỹ thuật số quốc tế
có ảnh hưởng toàn cầu. Trong đó Thượng Hải đặt mục tiêu cải thiện sản lượng của
các ngành công nghiệp cốt lõi dựa trên kinh tế kỹ thuật số lên 18% GDP từ 15%
vào năm ngoái trong vòng 5 năm tới đây. Và cụ thể, trọng tâm Thượng Hải sẽ đẩy
mạnh xây dựng các cụm công nghiệp số trong lĩnh vực mạch tích hợp và trí tuệ
nhân tạo, hướng tới trở thành đô thị có hạ tầng số hàng hiện đại.
Theo chính
quyền thành phố, sẽ có nhiều nỗ lực hơn để xây dựng “cơ sở hạ tầng mới” như
trao đổi dữ liệu lớn cấp quốc gia, thiết lập các trung tâm dữ liệu và nền tảng
điện toán đám mây, đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ của Thượng Hải.
Thủ đô Bắc
Kinh hiện cũng đang tích cực thực hiện các biện pháp để thúc đẩy ứng dụng công
nghệ kỹ thuật số trong các ngành công nghiệp khác nhau. Nền kinh tế kỹ thuật số
của thành phố đã tiếp tục mở rộng trong 5 năm qua và giá trị gia tăng của nền
kinh tế kỹ thuật số chiếm khoảng 42% GDP của thành phố vào năm 2022.
Tỉnh Quảng
Đông thuộc miền nam Trung Quốc đang thúc đẩy việc xây dựng các cụm trung tâm dữ
liệu quốc gia.
Ông Pan
Helin - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đổi mới Tài chính và Kinh tế số tại Trường
Kinh doanh Quốc tế thuộc Đại học Chiết Giang, chia sẻ rằng kinh tế kỹ thuật số sẽ
trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế trong năm nay và
những năm tới. Ông Pan đánh giá cao động thái của các chính quyền địa phương
trong việc phát triển kinh tế số, và cho rằng điều này sẽ thúc đẩy sự phục hồi
kinh tế của đất nước, thúc đẩy đổi mới công nghệ và tăng trưởng của các doanh
nghiệp.
Số liệu công
bố theo sách Trắng do Học viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông Trung Quốc cho
thấy, quy mô nền kinh tế số của Trung Quốc đạt 45,5 nghìn tỷ nhân dân tệ vào
năm 2021, đứng thứ 2 trên thế giới và chiếm 39,8% GDP của đất nước.
Theo ông Long Haibo – chuyên gia nghiên cứu và phân tích cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Phát triển thuộc Hội đồng Nhà nước Trung Quốc, cho biết: “Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nền kinh tế số có tầm quan trọng sống còn để nuôi dưỡng các động lực mới, giải quyết hiệu quả sự phát triển mất cân bằng trong xã hội và đạt được sự thịnh vượng chung của toàn bộ nền kinh tế”.
Ông Long khẳng
định các công nghệ kỹ thuật số đổi mới như dữ liệu lớn, điện toán đám mây và
trí tuệ nhân tạo đang tạo ra nhiều ứng dụng trong các ngành khác nhau và tích hợp
với nền kinh tế thực.
Các cơ
quan và chính phủ Trung Quốc, hiện cũng đề ra nhiều kế hoạch thúc đẩy hơn nữa sự
phát triển của nền kinh tế kỹ thuật số trong trong các giai đoạn như Kế hoạch 5
năm lần thứ 14 (2021-2025). Trung Quốc đặt mục tiêu nâng tỷ lệ giá trị gia tăng
của các ngành kinh tế số cốt lõi trong GDP lên 10% vào năm 2025, từ 7,8% vào
năm 2020.