Với thiết kế hiện đại, đẹp mắt,
tòa nhà Port Plus cao 44 mét gồm 11 tầng nổi bật tại Naka, Yokohama Nhật Bản.
Nhưng điều thực sự khiến nó trở nên khác biệt so với các tòa nhà khác trong khu
vực là 90% cấu trúc của nó được làm bằng gỗ.
Port Plus được xây dựng bởi tập
đoàn kỹ thuật Obayashi, tòa nhà là một ví dụ về cách các công ty xây dựng tiên
tiến của Nhật Bản sử dụng vật liệu gỗ thay thế cho thép và bê tông – 2 trong số những vật liệu tạo ra nhiều carbon nhất
– trong điều kiện các quốc gia trên thế giới đều đang tìm cách cắt giảm lượng
khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Obayashi cho biết lượng khí thải
carbon dioxide(CO2) trong toàn bộ tuổi thọ của tòa nhà, từ khi sản xuất vật liệu
đến khi bị phá hủy, sẽ chỉ ở mức 60% so với một tòa nhà được dựng bằng khung
thép với khích thước tương tự. Theo tính toán của Obayashi, lượng khí CO2 sau
khi được cây cối hấp thụ, lượng khí thải này sẽ giảm xuống còn khoảng ¼.
Obayashi hiện đã phát triển một loại
vật liệu gia công mới có thể chống cháy trong ít nhất hai giờ - một điều kiện
phù hợp để sử dụng trong các tòa nhà cao tầng để xây dựn các cột và dầm của tòa
nhà. Việc sử dụng vật liệu mới này có thể giúp loại bỏ nhu cầu xử lý bê tông – yếu
tố mà Obayashi hy vọng sẽ cắt giảm lượng nhân công cần thiết cho các dự án
trong tương lai.
Mitsutoshi Nakamura, thành viên
nhóm dự án xây dựng bằng gỗ tại Obayashi, cho biết: “Giá thành loại vật liệu mới
có thể cao hơn khoảng 30% đến 40% so với một tòa nhà khung thép có kích thước
tương tự. Tuy nhiên, nhiều khách hàng đã bày tỏ sự quan tâm đến các tòa nhà bằng
gỗ như một cách để ủng hộ cam kết của họ trong việc giảm phát thải khí nhà
kính.
Các công ty xây dựng Nhật bản khác
cũng đang sử dụng kết hợp các loại vật liệu cho các công trình của mình với giá
hợp lý và khả năng chống cháy cao hơn. Takenaka và nhà phát triển bất động sản
Mitsui Fudosan đang lên kế hoạch xây dựng một tòa nhà 17 tầng ở khu trung tâm
Nihonbashi của Tokyo. Bằng cách sử dụng gỗ chống cháy và các sản phẩm gỗ xẻ
khác trong 20% đến 30% các thành phần cấu trúc của tòa nhà.
Hiroyuki Matsuzaki - người đứng đầu
phụ trách bộ phận xây dựng bằng gỗ tại Takenaka, cho biết: “Chúng tôi đặt mục tiêu hoàn thiện loại vật liệu có thể chống cháy
trong 3 giờ, có nghĩa là vật liệu đó có thể được sử dụng trong tất cả các loại
xây dựng nhà cao tầng, vào cuối năm tài chính 2022”.
Mitsubishi Estate – nhà phát triển
bất động sản hàng đầu tại Nhật, đã mở một khách sạn cao tầng kết hợp ở Sapporo
vào tháng 10. Trong số 11 tầng trên mặt đất, 7 tầng đầu tiên của tòa nhà được
làm bằng bê tông cốt thép, tầng thứ 8 có cấu trúc lai, và tầng thứ 9 đến thứ 11
được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ.
Khách sạn
Royal Park Canvas Sapporo Odori Park được xây dựng bằng gỗ khai thác tại địa
phương.
Trong khi đó, Sumitomo Forestry có
kế hoạch xây dựng tòa nhà gỗ W350 cao tầng nhất thế giới, cao 350 mét, với 70 tầng,
dự kiến hoàn thành vào năm 2041 theo "Kế hoạch W350". Phần thiết kế
do công ty kiến trúc Nikken Sikkei ở Tokyo phụ trách.
Vật liệu chống cháy là điều cần
thiết để mở rộng việc sử dụng gỗ xây dựng trong các tòa nhà cao tầng. Nhưng rất
ít nhà cung cấp có khả năng sản xuất các tấm chống cháy. Theo Bộ Nông nghiệp,
Lâm nghiệp và Thủy sản, năm 2021 Nhật Bản có khoảng 15 cơ sở sản xuất gỗ veneer
nhiều lớp và 11 cơ sở sản xuất gỗ ghép thanh chéo. Với năng lực đáp ứng các
tiêu chuẩn kỹ thuật và chống cháy còn hạn chế.
Một số nhà cung cấp đã bắt đầu
tăng cường năng lực với nhu cầu trong tương lai. Sumitomo Forestry hiện đang
lên kế hoạch thành lập từ 3 đến 4 khu phức hợp mới ở Nhật Bản có khả năng sản
xuất nhiều loại sản phẩm, từ gỗ tròn, ván ép đến dăm gỗ.
Công ty sẽ đầu tư khoảng 20 tỷ yên
(148 triệu USD) đến năm 2024, và các tổ hợp sản xuất sẽ bao gồm các đơn vị sản
xuất điện sinh khối. Sumitomo Forestry đã mua một khu đất 88.000 m2 ở Shibushi,
một thành phố ở tây nam Nhật Bản, với kế hoạch bắt đầu hoạt động của nhà máy
trong tương lai vào năm 2025.
"Đồng
yên đang suy yếu, chúng tôi không thể cứ mua nguyên liệu sản xuất ở nước ngoài và
chúng tôi không muốn chứng kiến khả năng cạnh tranh của mình bị sụt giảm", Chủ tịch Sumitomo Forestry – ông Toshiro Mitsuyoshi cho biết, khi
đánh giá sự cần thiết của một chuỗi cung ứng trong nước. Ngoài ra hãng này cũng
đang đặt mục tiêu đạt năng lực chế biến 1 triệu mét khối gỗ vào măn 2030.
Rất nhiều các công ty khác ở Nhật
Bản cũng đang tham gia chương trình phát triển vật liệu mới này.
Meiken Lamwood - công ty sản xuất
gỗ nhiều lớp, sẽ bắt đầu xây dựng một trung tâm hậu cần bên cạnh trung tâm sản
xuất của mình vào năm tới. Năm ngoái, công ty này cũng đã chi 700 triệu yên để
bắt đầu một dây chuyền sản xuất gỗ ép, được sử dụng trong các trụ và dầm.
Một trung tâm
sản xuất của Meiken Lamwood
Với các tòa nhà có quy mô lớn, lượng
vật liệu xây dựng cũng sẽ cần nhiều hơn. Các nhà sản xuất thiết bị chế biến gỗ
đang tung ra các loại máy mới có thể xử lý các vết cắt lớn hơn. Nhà cung cấp của
Đức Hundegger đã bắt đầu bán máy cưa ở Nhật Bản có khả năng cắt các đoạn dài
610 x 1.300 mm, so với phạm vi trước đó là 300 x 1.300 mm.
Theo số liệu của chính phủ, trong
năm tài chính kết thúc vào tháng 3 năm 2021, 13,9% các công trình xây dựng công
cộng của Nhật Bản được làm bằng gỗ. Khoảng 30% các tòa nhà thấp tầng được làm bằng
gỗ.
Nhưng nhìn chung, hầu như không có
bất kỳ công trình xây dựng nào từ 4 tầng trở lên được khởi công vào năm 2020.
Và Điều đó đang bắt đầu thay đổi.
Tập đoàn bảo hiểm Tokio Marine Holdings đã thông báo trong tháng này rằng tòa
nhà trụ sở mới sẽ được làm bằng gỗ hoặc vật liệu lai. Công ty cho biết tòa nhà
sẽ là một trong những tòa nhà lớn nhất thế giới về số lượng gỗ được sử dụng.
Hiroaki Kojima, Giám đốc bộ phận
xúc tiến gỗ tại Cơ quan Lâm nghiệp Nhật Bản cho biết: “Vật liệu gỗ sẽ dần trở nên phổ biến hơn trong các công trình xây dựng,
đặc biệt là cho các tòa nhà từ trung đến cao tầng”.
Theo Nikkei