Make in Viet Nam được cộng đồng
doanh nghiệp công nghệ số hưởng ứng tích cực, lan tỏa sang nhiều lĩnh vực khác;
cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp đã thay đổi tư duy, định hướng thực hiện thiết
kế, sáng tạo, sản xuất các sản phẩm chất lượng của người Việt cho thị trường
trong nước và định hướng toàn cầu. Các sản phẩm Make in Viet Nam đã được người
tiêu dùng Việt Nam đón nhận.
Chiến lược phát triển công nghiệp
công nghệ số Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến 2030 đặt mục tiêu đến năm
2025 sẽ phát triển 80.000 doanh nghiệp công nghệ số; Sản phẩm, dịch vụ công nghệ
số đáp ứng trên 50% nhu cầu trong nước; Phát triển 1.500.000 nhân lực; Thu hút
đầu tư nước ngoài đạt 25 tỷ USD; Tỷ lệ đóng góp của công nghiệp công nghệ số
vào GDP Việt Nam đạt từ 6-6,5%; Giá trị Make in Viet Nam trong tổng doanh thu
công nghiệp ICT đạt 60 triệu USD tương đương tỷ lệ Make in Viet Nam là 32,50%.
Nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm được đặt ra để hoàn thành mục tiêu đó là hoàn thiện thể chế, tổ chức bộ máy quản lý, thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ số Việt Nam; Nâng cao năng lực làm chủ công nghệ số, nghiên cứu, sáng tạo sản phẩm, dịch vụ công nghệ số Make in Viet Nam có chất lượng và thương hiệu; Phát triển kết cấu hạ tầng và thị trường cho công nghiệp công nghệ số; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Bên cạnh đó, việc công khai các
"bài toán" của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh/thành phố và
xem xét ưu tiên việc chuyển đổi số sử dụng các giải pháp, nền tảng số Make in
Viet Nam; Đẩy mạnh việc triển khai Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên
dùng hàng Việt Nam" nhằm tạo thị trường cho doanh nghiệp công nghệ số Việt
Nam phát triển cũng sẽ góp phần đưa tỷ lệ Make in Viet Nam tăng lên.
Việc đo lường phần sản xuất Việt
Nam và tăng tỷ lệ sản xuất tại Việt Nam; phát triển thiết bị và mạng 5G; xây dựng
và thực thi Chương trình sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin, điện tử viễn
thông, thương hiệu Việt cũng là một trong những giải pháp góp phần giúp tỷ lệ
giá trị Make in Viet Nam ngày càng tăng hơn.
Theo các dữ liệu thống kê, 6 tháng đầu năm 2022,
doanh thu công nghiệp CNTT của Việt Nam ước đạt 72,5 tỷ USD tăng trưởng 17,8%
so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu phần cứng - điện tử: ước đạt 57 tỷ USD tăng
16,4% so với cùng kỳ trong đó xuất khẩu máy tính ước đạt 29,1 tỷ USD tăng 21,8%
và xuất khẩu điện thoại ước đạt 27,9 tỷ USD tăng 11,2% so với cùng kỳ. Tỷ lệ
Giá trị Make in Viet Nam trong cơ cấu doanh thu công nghiệp CNTT đạt 26,72% với
giá trị ước đạt khoảng 19,4 tỷ USD.
Số doanh nghiệp công nghệ số của
Việt Nam tính đến 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 67.300, tăng 3.422 doanh nghiệp
so với tháng 12/2021, đạt tỷ lệ xấp xỉ khoảng 0,69 doanh nghiệp/1.000 dân (bằng
98% kế hoạch năm là 0,7 doanh nghiệp/1.000 dân).
Theo Phạm Lê - VNM