Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam đến năm 2030 đã đặt mục tiêu diện tích rừng được cấp chứng chỉ Quản lý rừng bền vững (QLRBV) theo tiêu chuẩn quốc tế đạt khoảng 01 triệu ha vào năm 2030.
Sau hơn 10
năm tiển khai, đặc biệt là sau khi Việt Nam hợp tác với Tổ chức Chứng chỉ rừng
(PEFC) để thành lập Hệ thống Chứng chỉ rừng quốc gia VFCS/PEFC được PEFC công
nhận, tính đến tháng 8/2024, Việt Nam đã khoảng 520.000 ha rừng được cấp chứng
chỉ QLRBV, chiếm khoảng 13% tổng diện tích rừng trồng cả nước với nhiều loại mô
hình quản lý, tổ chức sản xuất trong thực hiện QLRBV và cấp chứng chỉ QLRBV
(CCR).
Hiện nay ở
Việt Nam có 2 loại CCR theo mô hình quản lý là Chứng chỉ đơn - cấp cho 1 chủ rừng
và Chứng chỉ nhóm - cấp cho nhiều chủ rừng liên kết thực hiện QLRBV trong đó chỉ
định một chủ thể có tư cách pháp nhân đứng ra làm đại diện nhóm, trong đó chủ yếu
là chủ rừng có quy mô diện tích rừng nhỏ (quy mô nhỏ).
Về chứng
chỉ đơn, hiện tại chủ rừng là tổ chức (doanh nghiệp) được cấp chứng chỉ QLRBV với
tổng diện tích là 221.486 ha (chiếm khoảng 42,6%), trong đó 103.423 ha rừng được
cấp chứng chỉ FSC cho 24 chủ rừng và 118.423 ha được cấp chứng chỉ PEFC/VFCS
cho 18 chủ rừng.
Về chứng chỉ nhóm, có 2 loại hình nhóm là nhóm các chủ rừng là tổ chức và nhóm chủ rừng nhỏ. Trong đó, riêng nhóm các chủ rừng có diện tích nhỏ (quy mô nhỏ) được phân ra 3 loại. Thứ nhất, nhóm liên kết giữa công ty chế biến gỗ và nhóm hộ gia đình chủ rừng. Đây là loại hình phổ biến nhất, với tổng diện tích là 221.319 ha (chiếm khoảng 42,5%), trong đó 53 chứng chỉ FSC cấp cho 184.326 ha (thuộc 53.700 thành viên nhóm với 82.124 chủ rừng nhỏ) và 8 chứng chỉ PEFC/VFCS cấp cho 36.993 ha.
Thứ hai,
nhóm theo mô hình hợp tác xã (HTX) có tổng diện tích là 60.248 ha (chiếm khoảng
11,5%), trong đó có 11 chứng chỉ FSC cấp cho 36.057 ha (thuộc 8.337 thành viên
nhóm với 17.517 chủ rừng nhỏ) và 6 chứng chỉ PEFC/VFCS cấp cho 24.191 ha (trong
đó có 1 phần diện tích được cấp chứng chỉ của cả FSC và PEFC/VFCS).
Thứ ba,
nhóm theo mô hình Hội chủ rừng, hiện có 4 chứng chỉ FSC cấp cho 17.083 ha (chiếm
khoảng 3,2%), thuộc 2.518 thành viên nhóm với 4.906 chủ rừng nhỏ.
Như vậy có
thể thấy, các loại chứng chỉ theo mô hình quản lý khá đa dạng. Việc lựa chọn mô
hình quản lý để thực hiện QLRBV và cấp CCR rất quan trọng, không chỉ phù hợp với
yêu cầu của tiêu chuẩn QLRBV và quan trọng nhất là giúp chủ rừng quản lý rừng một
cách hiệu quả.
Do thực tiễn
của Việt Nam, trên 50% diện tích rừng trồng đang quản lý bởi các chủ rừng quy
mô nhỏ nên đây sẽ là mô hình phổ biến nhất trong liên kết thực hiện QLRBV và
CCR, và dự kiến sẽ tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới.
Một trong
những điểm quan trọng trong việc hình thành nhóm chủ rừng quy mô nhỏ là hình thức
liên kết giữa các thành phần trong nhóm. TS. Trần Lâm Đồng và cộng sự thuộc Viện
Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã đánh giá và mô phỏng 2 dạng liên kết phổ biến
trong thực hiện CCR theo nhóm chủ rừng nhỏ là liên kết dọc (liên kết giữa các hộ
trồng rừng với doanh nghiệp) và liên kết ngang (liên kết giữa các hộ trồng rừng,
thường được gọi là liên kết ngang).
Đối với
hình thức liên kết dọc lại được phân ra 2 hình thức gồm: Các hộ gia đình chủ rừng
thành lập chủ thể nhóm có tư cách pháp nhân (như Hội chủ rừng, Liên minh/Liên
hiệp hợp tác xã hoặc hợp tác xã) và ký hợp đồng với doanh nghiệp trong việc cấp
CCR và thu mua sản phẩm; Các hộ gia đình thành lập các nhóm không có tư cách
pháp nhân và ủy quyền cho 1 doanh nghiệp đứng ra là chủ thể nhóm, đồng thời ký
hợp đồng trực tiếp với doanh nghiệp trong việc thực hiện thủ tục đánh giá, cấp
CCR và thu mua sản phẩm.
Đối với
liên kết ngang được phân ra hình thức gồm: Hội chủ rừng là chủ thể với các
thành viên là các hộ gia đình được tổ chức theo các nhóm hộ hoặc HTX; Liên hiệp
Hợp tác xã là chủ thể với các thành viên là các hộ gia đình được tổ chức theo
các HTX hoặc THT; Hợp tác xã là chủ thể với các thành viên là các hộ gia đình
là thành viên hoặc tổ chức theo các Tổ hợp tác.
Từ việc tổng hợp các mô hình thực tiễn ở trên có thể thấy, để xây dựng một mô hình tổ chức thực hiện QLRBV và CCR theo nhóm hiệu quả và bền vững cần đảm bảo 5 yếu tố chính.
Thứ nhất,với chủ thể nhóm, nên là tổ chức hoặc cá
nhân có vai trò quan trọng trong nhóm, có lợi ích trực tiếp và đảm bảo được nguồn
lực để vận hành nhóm. Như vậy, chủ thể nhóm có thể là doanh nghiệp chế biến gỗ
có nhu cầu nguồn nguyên liệu và có nguồn lực hoặc kế hoạch tài chính để có đủ
nguồn lực duy trì nhóm. Chủ thể cũng có thể là HTX nếu xác định được các nguồn
dịch vụ đem lại đủ để duy trì và phát triển nhóm.
Thứ hai,về lợi ích, phải đem lại lợi ích rõ ràng
cho các bên tham gia, và đủ nguồn tài chính ổn định để hình thành và
duy trì nhóm. Đối với chủ rừng, cần phải được thấy rõ không chỉ là lợi ích
trước mặt (giá trị gia tăng từ bán gỗ có chứng chỉ) mà cần quan tâm cả lợi ích
dài hạn như tăng năng suất, chất lượng rừng, sản lượng gỗ lớn, duy trì đất đai
lập địa, hạn chế sâu bệnh hại...
Thứ ba,về mối liên kết chặt chẽ và bền vững trong
nội bộ nhóm cần có tính kết nối giữa các thành viên trong nhóm để có thể chia sẻ
kiến thức, kinh nghiệm và giải quyết các khó khăn, các vấn đề chung trong phạm
vi quản lý của cả nhóm ví dụ như bảo vệ môi trường, nguồn nước, đa dạng sinh học,
hạ tầng... thông qua đó năng lực của cả nhóm được nâng cao.
Thứ tư,có tính chặt chẽ về tổ chức. Hiện nay mô
hình doanh nghiệp chế biến gỗ đứng chủ thể nhóm có rủi ro là khi doanh nghiệp
không còn nhu cầu chứng chỉ thì nhóm sẽ bị phá vỡ. Như vậy, cần có hình thức tổ
chức phù hợp để nếu doanh nghiệp không tiếp tục thì nhóm vẫn tồn tại và tìm đối
tác khác duy trì.
Thứ năm, có cơ chế giám sát đánh giá nội bộ và quản
lý chất lượng tốt. Trong nhóm phải hình thành được cơ chế tốt để đảm bảo duy
trì và nâng cao năng suất, chất lượng rừng, đem lại lợi ích rõ ràng cho chủ rừng.
TCGV