Hội đồng Quản trị Rừng (FSC - Forest Stewardship Council) là một tổ chức phi lợi nhuận, độc lập quốc tế được thành lập năm 1994 bởi các tổ chức môi trường, các tập đoàn lớn có chiến lược phát triển bền vững và các nhà hoạt động xã hội nhằm thúc đẩy quản lý rừng có trách nhiệm trên toàn cầu.
FSC phát triển và duy trì một hệ thống chứng
nhận dựa trên mười nguyên tắc cốt lõi được thiết kế để giải quyết một loạt các
yếu tố môi trường, xã hội và kinh tế để đảm bảo rằng các sản phẩm từ rừng được
khai thác và quản lý một cách có trách nhiệm, bền vững, bảo vệ môi trường, tạo
ra tác động tích cực tới bảo tồn rừng và các sinh vật sống trong rừng, giảm thiểu
tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, cải thiện đời sống người lao động và cộng
đồng bản địa.
FSC là hệ thống chứng nhận uy tín, được công nhận trên toàn, được những người mua lớn tin tưởng và yêu cầu. Nhiều tập đoàn lớn ở các thị trường Châu Âu, Mỹ như IKEA, OTTO, COSTCO đều có chiến lược và chính sách mua hàng có chứng chỉ FSC. Sản phẩm FSC có thể truy xuất nguồn gốc rõ ràng minh bạch từ khâu rừng đến sản xuất và phân phối. Vì thế khi mua sản phẩm FSC, người tiêu dùng đang góp phần bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác động tiêu cực đến hệ sinh thái. Chứng chỉ FSC được cấp cho các sản phẩm từ rừng bao gồm: Gỗ, giấy, bao bì, các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ (mây tre, cao su) và các dịch vụ hệ sinh thái (carbon, đa dạng sinh học, bảo vệ nước, bảo vệ đất và cảnh quan), đảm bảo rằng các sản phẩm được sản xuất từ nguồn nguyên liệu đến từ những khu rừng được quản lý một cách bền vững và kiểm soát theo một chuỗi liên tục. Cho rừng FSC cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC FM/CoC) và các công ty từ Thương mại, sơ chế, chế biến, FSC cấp chứng chỉ FSC cho chuỗi hành trình sản phẩm (FSC CoC) cho tới sản phẩm cuối cùng.
Có đại diện tại Việt Nam từ năm 2017, FSC
Việt Nam đã hỗ trợ nâng cao nhận thức về hệ thống chứng chỉ FSC và mục đích quản
lý rừng có trách nhiệm với hệ thống này. Tăng mức độ phù hợp của FSC tại Việt
Nam thông qua việc thích ứng các bộ tiêu chuẩn FSC với điều kiện Việt Nam. Tính đến thời điểm hiện tại Việt Nam có hơn
415000 ha được cấp chứng chỉ FSC FM/CoC, trong đó có 330000 ha rừng trồng với
các loài keo, bạch đàn, cao su, mỡ, tếch… cung cấp nguồn nguyên liệu cho 1844
công ty có chứng chỉ FSC CoC sản xuất dồ gỗ, giấy, cao su, giây và mây tre. Hỗ
trợ kết nối trong chuỗi FSC và kết nối với những người mua cho chính sách mua
hàng FSC.
Thông qua việc triển khai Tiêu chuẩn vùng
cho quản lý rừng tiểu điền tại bắt đầu thực hiện tại Việt Nam tháng 1/2023 đã hỗ
để hỗ trợ chứng nhận nhóm nông hộ nhỏ trong nước, Việt Nam đã có những diện
tích rừng cao su có chứng chỉ FSC đầu tiên cho gỗ và mủ cao su. Tiêu chuẩn bổ
sung cho Lâm sản ngoài gỗ cs hiệu lực từ T10/2023 Chứng chỉ FSC đầu tiên cấp cho gỗ và mủ cao
su đại điền đã được cấp cho Công ty Cao su Đak Lak và FSC cũng được cấp cho sản
phẩm Mây đầu tiên cho Rừng cộng đồng tại Quảng Trị. Các sản phẩm FSC đã được kết
nối đến thị trường Châu Âu, Mỹ.
Phát triển các mô hình FSC cho đa dạng sản
phẩm, tăng lợi ích từ cùng mộ diện tích. Thúc đẩy mô hình FSC cho các dịch vụ hệ
sinh thái và kết nối với các nhà tài trợ. 03 chủ rừng với hơn 22000 ha rừng tự
nhiên đã đạt chứng chỉ FSC cho carbon tại Hương Sơn, Hà Tĩnh.
Trong bối cảnh Quy định Chống Phá Rừng của Liên minh Châu Âu (EUDR) được yêu cầu thực hiện vào đầu năm 2025, FSC Việt Nam đặc biệt chú trọng hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt thông tin để thực hiện tuân thủ EUDR. Chứng chỉ FSC Phù Hợp với EUDR mới được giới thiệu vào tháng 7/2024 vừa qua được coi là một công cụ hiệu quả giúp các doanh nghiệp tuân thủ quy định EUDR. Các sản phẩm được chứng nhận bởi FSC có thể được coi là tuân thủ yêu cầu của EUDR vì chứng chỉ này đã bao gồm các yếu tố quản lý bền vững và minh bạch trong chuỗi cung ứng, giúp xác minh rằng gỗ và các sản phẩm từ gỗ không góp phần vào nạn phá rừng hoặc suy thoái rừng.
TCGV