Trục sông
Hồng là trục phát triển chính
Theo đồ án
điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội, thành phố tiếp tục định hướng trục
sông Hồng là biểu tượng phát triển của Thủ đô. Liên quan đến vấn đề này, UBND
TP. Hà Nội cho biết, sông Hồng hội tụ đầy đủ các yếu tố về tự nhiên, văn hóa lịch
sử cũng như tầm vóc để so sánh được với các đô thị lớn khác trên thế giới hoặc
các nền văn minh lớn của quốc tế, xứng tầm quy hoạch phát triển trở thành biểu
tượng của Thủ đô Hà Nội.
Do đó,
sông Hồng được quy hoạch phát triển thành một không gian phát triển và không
gian sinh thái, không gian kinh tế, không gian văn hóa, trở thành nơi thể hiện
của các biểu tượng phát triển của Thủ đô về dịch vụ, khoa học công nghệ cùng
văn hóa, không gian kiến trúc của TP. Hà Nội theo từng thời kỳ phát triển.
Bên cạnh
đó, trục sông Hồng còn được xây dựng trở thành một trung tâm hội tụ, vừa là mặt
tiền vừa là điểm nhấn quan trọng đối với vùng đô thị hóa đồng bằng sông Hồng.
Để thực hiện
điều này, TP. Hà Nội dự kiến sẽ xây dựng trung tâm hành chính mới, trung tâm thể
thao quốc gia và trung tâm vui chơi giải trí tại khu vực đô thị phía Bắc sông Hồng,
trục đô thị Nhật Tân - Nội Bài chính là đô thị thông minh - kết nối toàn cầu.
Trong đồ
án điều chỉnh quy hoạch chung, thành phố còn xác định quy hoạch đô thị theo 5
vùng. Đặc biệt, vùng đô thị trung tâm sẽ gồm có nội đô lịch sử (là các quận nội
thành thời điểm hiện tại) cùng với khu vực mở rộng đô thị về Đan Phượng, Hoài Đức,
Hà Đông và Thanh Trì.
Đồng thời,
vùng đô thị phía Đông của Thủ đô gồm có quận Long Biên và huyện Gia Lâm. Vùng
đô thị phía Bắc gồm có Đông Anh, Mê Linh và Sóc Sơn. Vùng đô thị phía Tây Thủ
đô gồm có Sơn Tây, Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất và Chương Mỹ. Cuối cùng là vùng
đô thị phía Nam gồm Thanh Oai, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Thường Tín và Phú Xuyên.
Định hướng
xây dựng 3 thành phố trong Thủ đô
Điều đáng
nói, trong đồ án của TP. Hà Nội còn đề xuất áp dụng mô hình “thành phố trong Thủ
đô”, định hướng xây dựng ba thành phố trực thuộc Thủ đô tại phía Bắc, phía Tây
và phía Nam.
Cụ thể, Hà
Nội trong thời gian tới sẽ dành nguồn lực để xây dựng thành phố phía Bắc nằm
trên địa bàn của các huyện Đông Anh, Mê Linh và Sóc Sơn; thành phố phía Tây nằm
ở khu công nghệ cao Hòa Lạc (huyện Thạch Thất) cùng với thị trấn Xuân Mai (huyện
Chương Mỹ).
Cũng theo
đồ án, Thủ đô dự kiến sau khi hình thành sân bay thứ 2 vùng Thủ đô sẽ tiến hành
xây dựng thành phố khu vực phía Nam nằm ở địa phận huyện Phú Xuyên và Ứng Hòa.
Vai trò của cảng hàng không này là kết nối với ‘đô thị sân bay’ tại hai huyện
phía Nam của Thủ đô.
Đồ án cũng
cho thấy, mục đích của việc hình thành khu đô thị phía Nam là xây dựng trung
tâm đầu mối dịch vụ vận tải tổng hợp về đường không và đường sắt (gồm đường sắt
quốc gia, đường sắt cao tốc Bắc Nam và đường sắt đô thị), ngoài ra còn có đường
thủy (sông Hồng) và đường cao tốc (Pháp Vân - Cầu Giẽ và Quốc lộ 5B - Tây Bắc).
Thành phố
phía Bắc của Hà Nội sẽ lấy sân bay Nội Bài là hạt nhân để định hướng phát triển
các ngành nghề và dịch vụ. Bên cạnh đó, Thành phố phía Bắc còn là trung tâm dịch
vụ về tài chính và công nghiệp công nghệ cao của Thủ đô. Khu vực này còn được định
hướng có các trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và thể thao giải trí.
Theo quy
hoạch, tổng diện tích của thành phố phía Bắc Hà Nội là khoảng 633 km2, quy mô
dân số khoảng 3,25 triệu người đến năm 2045. Đất đô thị của thành phố này rơi
vào khoảng 385 km2 và dân số khoảng 2,92 triệu người. Ngoài ra, khu vực khác rộng
khoảng 248 km2 và dân số khoảng 330.000 người. Thành phố phía Bắc của Hà Nội sẽ
có khoảng 45 phường và 24 xã.
Trong khi
đó, thành phố phía Tây của Hà Nội sẽ có trung tâm là khu công nghệ cao Hòa Lạc
cùng thị trấn Xuân Mai. Theo định hướng, đây sẽ là trung tâm nghiên cứu khoa học,
đào tạo cũng như chuyển giao các sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm bán dẫn, phần
mềm cùng trí tuệ nhân tạo.
Diện tích
của thành phố phía Tây là khoảng 251 km2 và dân số đến năm 2045 rơi vào khoảng
1,2 triệu người. Trong đó, đất xây dựng đô thị là khoảng 135 km2 với dân số
1,08 triệu người; diện tích khu vực ngoại thị là khoảng 116 km2, dân số 120.000
người. Theo định hướng, thành phố phía Tây sẽ có 16 phường và 8 xã.
Định hướng
của mô hình phát triển của Hà Nội là chùm đô thị, đa cực và đa trung tâm. Đáng
chú ý, Đô thị trung tâm sẽ bao gồm Đô thị phía Nam sông Hồng, Đô thị Long Biên,
Gia Lâm; Thành phố phía Bắc bao gồm Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn; Thành phố phía
Tây gồm có Đô thị vệ tinh Hòa Lạc, Xuân Mai; ngoài ra còn có các Đô thị vệ tinh
Sơn Tây, Phú Xuyên; Thị trấn sinh thái và thị trấn.
Trong quy
hoạch, TP. Hà Nội còn định hướng khu đô thị nông thôn phía Nam bao gồm các huyện
Thanh Oai, Mỹ Đức, Ứng Hòa và Phú Xuyên. Trong tương lai, khu vực này sẽ trở
thành trung tâm nông nghiệp công nghệ cao, đồng thời là trung tâm du lịch sinh
thái và du lịch tín ngưỡng của Thủ đô.
ML