Đến dự diễn đàn, về phía Trung ương có các đồng chí: Trần Tuấn
Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; Nguyễn Hồng Diên, Ủy
viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Về phía thành phố có các đồng chí: Trần Lưu Quang, Ủy viên Trung
ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Hải Phòng; Lê Trung
Kiên, Ủy viên Ban Thường vụ Thành uỷ, Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng;
Hoàng Minh Cường, Phó chủ tịch UBND thành phố.
Tham dự diễn đàn có hơn 500 đại biểu đến từ các bộ, ngành, cơ quan
Trung ương, địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại,
doanh nghiệp xuất nhập khẩu, doanh nghiệp dịch vụ logistics, cơ sở đào tạo -
nghiên cứu…
Tại diễn đàn, đại diện các bộ, ngành, địa phương, các hiệp hội,
doanh nghiệp và tổ chức quốc tế phát biểu thảo luận, trao đổi cởi mở, thẳng thắn
về hiện trạng, xu hướng phát triển, chia sẻ nhiều thông tin bổ ích về những bài
học kinh nghiệm cũng như hiến kế, kiến nghị nhiều giải pháp, sáng kiến để tạo
môi trường thuận lợi hơn cho phát triển dịch vụ logistics, nhất là phát triển
logistics xanh trong giai đoạn mới.
Phát biểu khai mạc Diễn đàn Logistics 2022, Bộ trưởng Bộ Công
Thương Nguyễn Hồng Diên nêu rõ: Logistics là ngành dịch vụ được ví như mạch máu
của nền kinh tế quốc dân có vai trò quan trọng trong kết nối và thúc đẩy phát
triển kinh tế xã hội. Nền kinh tế Việt Nam có độ mở cao, xuất nhập khẩu và
thương mại điện tử phát triển nhanh Việt Nam được đánh giá có tiềm năng phát
triển dịch vụ logistics.
Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng
Diên phát biểu khai mạc diễn đàn
Nhận thức được vấn đề đó, nhiều năm qua Chính phủ đã ban hành và
thực hiện có hiệu quả nhiều chính sách để khắc phục khó khăn, thúc đẩy
logistics phát triển. Với sự quan tâm sát sao của Chính phủ, thực hiện nghiêm
túc của các Ban, Bộ, ngành, đặc biệt là sự nỗ lực vượt bận của các doanh nghiệp
dịch vụ logistics của Việt Nam duy trì được mức tăng trưởng 2 con số, duy trì vị
thế của ngành trong khu vực và thế giới.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, ngành logistics còn nhiều tồn tại
như: Phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, chi phí cao, năng lực cạnh tranh
hạn chế, liên kết với các ngành hàng xuất khẩu chưa chặt chẽ, thiếu nhân lực chất
lượng cao… đây là điểm nghẽn lớn kìm hãm sự phát triển của ngành logistics - Bộ
trưởng Bộ Công Thương chỉ rõ.
Ngoài phiên toàn thể, Diễn đàn năm nay còn có 2 phiên chuyên đề về
tối ưu hoá chi phí với trung tâm logistics và kinh tế tuần hoàn, Logistics Việt
Nam chủ động thích ứng với bối cảnh mới. “Đây là những chủ đề quan trọng,
thiết thực với ngành logistics Việt Nam”- Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh.
Bộ trưởng đề nghị, tại Diễn đàn này các bộ, ngành, tổ chức quốc tế,
địa phương … tập trung trao đổi về giải pháp tháo gỡ khăn vướng mắc, các làm
hay hiệu quả và kiến nghị các giải pháp để phát triển ngành logistics, đặc biệt
là giải pháp phát triển logistics xanh để tận dụng các FTA, nhất là các FTA thế
hệ mới để ngành phát triển, hỗ trợ mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu.
Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban
Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh phát biểu tại Diễn đàn
Trong phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, đồng chí Trần Tuấn Anh, Uỷ
viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đã ghi nhận và biểu dương các
nỗ lực cố gắng của Bộ Công Thương và các bộ liên quan để tổ chức tốt các hoạt động
thường niên về logistics, tạo cơ hội để doanh nghiệp và ngành logistics vươn
lên có đóng góp xứng đáng vào dịch vụ, sản xuất cũng như phát triển kinh tế của
đất nước.
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh, trong bối cảnh phát triển
mới cần nhận thức rõ vai trò của ngành logistics với sự phát triển đất nước
không chỉ doanh nghiệp trong lĩnh vực này mà cả các doanh nghiệp khác.
Việt Nam hiện là quốc gia đứng đầu trong các nước ASEAN về số lượng
doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics được Cơ quan quản lý hoạt động hàng hải
của Mỹ (FMC) cấp phép. Số lượng và chất lượng dịch vụ logistics được nâng cao,
qua đó giúp xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ chiếm tỷ lệ ngày càng cao so với quy
mô GDP, tăng từ 72,9% năm 2015 lên 93,3% năm 2021. Khối lượng vận tải hàng hóa
của Việt Nam liên tục tăng ở mức mức cao trong giai đoạn từ 2015 tới nay, bình
quân khoảng 17%/năm, từ mức 1,15 tỷ tấn (2015) lên 1,64 tỷ tấn (2021); Khối lượng
hàng hóa luân chuyển tăng khoảng trên 30%, từ mức 230 tỷ tấn.km (2015) lên 303
tỷ tấn.km (2021). Đóng góp trực tiếp của lĩnh vực logistics vào GDP hàng năm ở
mức 4 - 5%.
Các đại biểu tham quan gian hàng
trưng bày trong khuôn khổ Diễn đàn
Logistics là một ngành dịch vụ tiêu thụ năng lượng và phát sinh
khí thải lớn. Việc đẩy mạnh phát triển dịch vụ logistics song hành với tiết kiệm
năng lượng, chuyển đổi sang các sử dụng các nguồn năng lượng thân thiện với môi
trường, sử dụng nguyên liệu có khả năng tái chế là một nhiệm vụ lớn với ngành dịch
vụ logistics. Tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP-26 (tháng 11 năm
2021), Thủ tướng Chính phủ đã cam kết Việt Nam sẽ đạt mức phát thải ròng bằng 0
vào năm 2050. Đây là một mục tiêu rất quan trọng, đòi hỏi tính trách nhiệm và sự
tham gia mạnh mẽ của các ngành, trong đó có logistics.
Trong khuôn khổ Diễn đàn, cũng đã diễn ra Lễ trao Bằng khen của Bộ
trưởng Bộ Công Thương cho các tập thể, cá nhân có thành tích trong phát triển dịch
vụ logistics năm 2022, Cùng với đó một số Lễ ký kết các Bản ghi nhớ hợp tác giữa
các đơn vị cũng được tiến hành như : Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt
Nam - Hiệp hội Logistics Hải Phòng, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt
Nam - Vietravel Airlines, BW Industrial Development - Deep C, Tổng Công ty Hàng
hải Việt Nam - T&Y SuperPort Vĩnh Phúc.
T/h