Để bảo đảm Luật Địa chất và Khoáng sản 2024 được triển khai thi hành ngay sau khi có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025 tới đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp để hoàn thiện việc xây dựng dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của luật. Dự thảo Nghị định đề cập đến các điều kiện phải đáp ứng khi tổ chức, cá nhân muốn được xem xét cấp giấy phép khai thác khoáng sản…
Yêu cầu
năng lực tài chính thực hiện đề án thăm dò khoáng sản
Theo đó,
trong khai thác khoáng sản nhóm I, II, III, dự thảo Nghị định yêu cầu về năng lực
tài chính để thực hiện đề án thăm dò khoáng sản.
Cụ thể, đối
với doanh nghiệp mới thành lập, hồ sơ năng lực tài chính gồm một trong các văn
bản: Biên bản góp vốn của các cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần hoặc của
các thành viên sáng lập đối với công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên
trở lên; Điều lệ công ty đối với công ty cổ phần, sổ đăng ký thành viên đối với
công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; Hoặc quyết định giao vốn của
chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà chủ sở hữu là
một tổ chức
Đối với
doanh nghiệp đang hoạt động, doanh nghiệp thành lập trong thời hạn 1 năm tính đến
ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thăm dò khoáng sản: nộp bản sao giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp;
Đối với
doanh nghiệp thành lập trên 1 năm tính đến ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép
thăm dò khoáng sản: nộp bản sao báo cáo tài chính của năm gần nhất.
Đối với hợp
tác xã, liên hiệp hợp tác xã gồm một trong các văn bản: Vốn điều lệ của hợp tác
xã, liên hiệp hợp tác xã là tổng số vốn do thành viên hợp tác xã, hợp tác xã
thành viên của liên hiệp hợp tác xã góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất
định và được ghi vào điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của
Luật hợp tác xã;
Vốn hoạt động
của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gồm vốn góp của thành viên, hợp tác xã
thành viên, vốn huy động, vốn tích lũy, các quỹ của hợp tác xã, liên hiệp hợp
tác xã; các khoản trợ cấp, hỗ trợ của Nhà nước, của các tổ chức, cá nhân trong
nước và nước ngoài; các khoản được tặng, cho và các nguồn thu hợp pháp khác
theo quy định.
Việc cấp
giấy phép khai thác khoáng sản phải phù hợp với nguyên tắc quy định của Luật Địa
chất và khoáng sản và các yêu cầu cụ thể. Khu vực cấp phép khai thác khoáng sản
nằm trong phạm vi khu vực đã được xác định trong quy hoạch khoáng sản.
Đối với
khu vực khai thác nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên, trường hợp diện
tích quy hoạch có ít nhất 3 điểm khép góc, vị trí lỗ khoan cấp phép khai thác
phải nằm trong diện tích theo quy hoạch; trường hợp quy hoạch không có diện
tích mà chỉ có 1 điểm tọa độ lỗ khoan, vị trí lỗ khoan cấp phép phải nằm trong
bán kính 30m tính theo tọa độ lỗ khoan theo quy hoạch.
Đối với
khu vực khoáng sản có quy hoạch về chiều sâu khai thác, chiều sâu cấp phép khai
thác khoáng sản không được vượt quá chiều sâu khai thác theo quy hoạch khoáng sản.
Việc cấp
giấy phép khai thác khoáng sản tại khu vực đang có hoạt động khoáng sản theo
quy định thì các thân khoáng sản đề nghị cấp giấy phép khai thác phải độc lập với
thân khoáng sản đã cấp giấy phép thăm dò, khai thác và đang còn hiệu lực.
Cùng với
đó, không gian cấp giấy phép khai thác không chồng lần vào không gian đã cấp giấy
phép thăm dò khoáng sản, giấy phép khai thác khoáng sản đang còn hiệu lực.
Phương pháp, công nghệ khai thác phải đảm bảo an toàn cho hoạt động khoáng sản
theo các giấy phép thăm dò khoáng sản, giấy phép khai thác khoáng sản đang còn
hiệu lực.
Các điều
kiện để các doanh nghiệp được cấp giấy phép khai thác
Dự thảo Nghị định quy định cụ thể điều kiện cần phải đáp ứng để các tổ chức, cá nhân được xem xét cấp giấy phép khai thác khoáng sản, gồm cả trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 65 của Luật Địa chất và khoáng sản.
Thứ nhất,
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền lựa chọn để khai thác khoáng sản ở khu vực
không đấu giá quyền khai thác khoáng sản quy định tại Điều 148 của Nghị định
này hoặc trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực chưa khai thác
khoáng sản;
Thứ hai,
có đủ điều kiện hành nghề khai thác khoáng sản, theo quy định của Nghị định
này;
Thứ ba, có
hồ sơ năng lực tài chính để thực hiện dự án đầu tư khai thác khoáng sản theo
quy định tại Điều 62 của Nghị định này, đảm bảo năng lực tài chính để thực hiện
với giá trị không nhỏ hơn ...% tổng vốn của dự án đầu tư khai thác khoáng sản;
Thứ tư, đã
nộp đủ hồ sơ đề nghị cấp phép khai thác khoáng sản theo quy định.
Dự thảo
Nghị định cũng quy định cụ thể các điều kiện cần đáp ứng để các đơn vị, tổ chức,
cá nhân được xem xét cấp lại giấy phép khai thác khoáng sản.
Cụ thể, thời
hạn khai thác khoáng sản, bao gồm cả thời gian gia hạn đã hết mà khu vực được
phép khai thác còn trữ lượng đã quy định trong giấy phép khai thác khoáng sản
đã được cấp; Giấy phép khai thác khoáng sản hết hạn nhưng tổ chức, cá nhân chưa
được gia hạn mà khu vực được phép khai thác còn trữ lượng đã quy định trong giấy
phép khai thác khoáng sản đã được cấp.
Bên cạnh
đó, các tổ chức, cá nhân đã hoàn thành các nghĩa vụ theo quy định tại khoản 2
Điều 59 Luật Địa chất và khoáng sản đối với hoạt động khai thác khoáng sản đã
được cấp trước đó; đã nộp đủ hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép khai thác khoáng sản
theo quy định.
Ngoài ra,
việc tổ chức, cá nhân được xem xét cho phép trả lại giấy phép khai thác khoáng
sản khi đáp ứng đủ các điều kiện: Tổ chức, cá nhân được cấp phép khai thác
khoáng sản không có nhu cầu tiếp tục khai thác khoáng sản; Đã hoàn thành các
nghĩa vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật Địa chất và khoáng sản; Đã nộp
đủ hồ sơ đề nghị trả lại giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định.
Trong quy
định về năng lực tài chính, dự thảo Nghị định nêu rõ quy định về đòn bẩy tài
chính, nợ trên vốn chủ hữu; thuế và chi phí; các chỉ số báo cáo tài chính, quy
định vốn chủ sở hữu đầu tư dự án. Dự thảo đã cụ thể hóa hơn các điều kiện để cấp
phép cho dự án khai khoáng. Theo chuyên gia, các doanh nghiệp đủ điều kiện cấp
phép triển khai dự án khai thác khoáng sản phải thực sự là những doanh nghiệp
có năng lực tài chính.
TCKTVN