Nhà máy chip được xây dựng sẽ sản xuất loại chip 65 nanomet và 40 nanomet, để có thể sử dụng trong một số lĩnh vực, bao gồm cả ô tô và thiết bị điện tử đeo trên người.

Các quan chức Bộ Công nghệ Thông tin Ấn Độ hiện chưa hé lộ thêm thông tin gì về đề xuất này.

Sản xuất chip được xác định là ngành công nghiệp quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế đất nước của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, nhưng những nỗ lực ban đầu nhằm đưa ra các ưu đãi hỗ trợ trị giá 10 tỉ USD cho ngành này đã thất bại, với một số đề xuất bị đình trệ hoặc bị hủy bỏ.

Nếu đề xuất của Tower được chính phủ chấp nhận, đây sẽ là công ty bán dẫn đầu tiên thực sự tham gia vào kế hoạch sản xuất chip trị giá 10 tỷ USD của Ấn Độ và sẽ là động lực lớn cho tham vọng sản xuất chip của New Delhi.


Hiện tại, Chính phủ Ân Độ đang triển khai nghiên cứu và đánh giá để hoàn thiện bộ quy tắc ứng xử kiểu mẫu dự kiến có hiệu lực trước cuộc tổng tuyển cử năm nay dành cho lĩnh vực đầu tư phát triển ngành bán dẫn.

Chương trình này hứa hẹn sẽ trợ cấp 50% chi phí vốn cho những nhà đầu tư nộp đơn thành công và có dự án được phê duyệt.

Vào cuối tháng 10 năm ngoái, Bộ trưởng công nghệ thông tin và truyền thông Ấn Độ Rajeev Chandrasekhar đã cuộc gặp vs Giám đốc điều hành của Tower - Russel C Ellwanger để thảo luận về mối quan hệ hợp tác với Ấn Độ trong lĩnh vực chip bán dẫn.

Tower trước đó cũng đã nộp đơn đề xuất kế hoạch thành lập một nhà máy trị giá 3 tỷ USD ở Karnataka với sự hợp tác của tập đoàn quốc tế ISMC. Tuy nhiên, kế hoạch đã bị đình trệ do công ty này đang chuẩn bị sáp nhập với Intel tại thời điểm đó. Nhưng đến tháng 8 năm ngoái, Intel đã hủy kế hoạch mua lại Tower Semiconductor với giá 5,4 tỷ USD do các vấn đề pháp lý. Kế hoạch sáp nhập giữa Intel và Tower được công bố vào tháng 2/2022, đã vượt qua cuộc đánh giá chống độc quyền ở Hoa Kỳ và một số khu vực địa lý khác. Nhưng thương vụ này đã bị trì hoãn kéo dài ở Trung Quốc.

Ngày 9/2/2024, CG Power and Industrial Solutions cho biết họ đã ký thỏa thuận liên doanh (JV) với Renesas Electronics America và Stars Microelectronics có trụ sở tại Thái Lan để thành lập một trung tâm thử nghiệm và lắp ráp chất bán dẫn ở Ấn Độ.

Một liên doanh giữa Foxconn, nhà sản xuất iPhone được biết đến nhiều nhất và Vedanta nhằm xây dựng một nhà máy sản xuất chip trị giá 19,5 tỷ USD đã đột ngột dừng lại vào năm ngoái. Foxconn tuyên bố rút khỏi liên doanh với Vedanta. Mặc dù các nguồn tin từ chính phủ khẳng định cả hai có thể nộp đơn riêng nhưng cho đến nay vẫn chưa có động thái nào.

Mặc dù Ấn Độ đang nỗ lực cố gắng thu hút những tên tuổi lớn như Micron đến thành lập các nhà máy đóng gói chip ở nước này, nhưng đến nay vẫn chưa có một nhà máy chế tạo chính thức nào được hoàn tất. Do đó việc nhanh chóng hoàn thiện một nhà máy chip sẽ mang tính cột mốc quan trọng thúc đẩy thu hút đầu tư vào lĩnh vực chíp đầy tham vọng của Ấn Độ.

Theo IndE