Một số doanh nghiệp đang rút lại cam kết về năng lượng tái tạo. Sự thay đổi này có thể được lý giải bởi mức lợi nhuận được cho là không đủ và áp lực ngày càng lớn từ các nhà đầu tư đang tìm kiếm giá trị cổ phiếu cao hơn.
Các dự báo
về nhu cầu dầu mỏ
Cơ quan
Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo nhu cầu dầu mỏ toàn cầu đạt đỉnh vào cuối thập
kỷ này, tuy nhiên, các bên khác lại cho rằng mốc thời gian này vẫn còn xa.
Vitol, một trong những nhà giao dịch độc lập hàng đầu, không kỳ vọng sự suy giảm
trước năm 2040, trong khi TotalEnergies ước tính thời điểm này sẽ nằm trong khoảng
từ 2030 đến 2035. Về phần mình, Tổ chức Các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) dự
đoán mức tăng trưởng liên tục của nhu cầu tiêu thụ dầu sẽ duy trì đến năm 2050.
Các tập
đoàn dầu khí lớn đang điều chỉnh chiến lược trước bối cảnh nhiều biến động. Họ
cho rằng sự phát triển của năng lượng tái tạo vẫn chưa đủ để thay thế nhu cầu về
nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển, nơi nhu cầu năng
lượng vẫn không ngừng gia tăng.
Các tập
đoàn châu Âu thay đổi hướng đi
Một số
doanh nghiệp châu Âu, từng tiên phong trong quá trình chuyển đổi năng lượng, đã
điều chỉnh tham vọng của mình. Enel đã giảm 5 tỷ euro ngân sách dành cho năng
lượng tái tạo trong giai đoạn 2024-2026. BP, công ty từng cam kết giảm 25% sản
lượng hydrocarbon vào năm 2030, đang chịu áp lực từ các nhà đầu tư để điều chỉnh
mục tiêu này thấp hơn. Tập đoàn Anh đã thông báo vào tháng 12 năm 2024 về việc
giảm đáng kể các khoản đầu tư vào năng lượng điện gió ngoài khơi, thay vào đó,
họ chọn hợp tác với công ty Nhật Bản Jera để thành lập liên doanh.
Shell cũng
áp dụng chiến lược tương tự. Công ty này đã xác nhận vào tháng 12 năm ngoái rằng
họ sẽ không phát triển thêm các dự án tuabin gió ngoài khơi, rằng họ không đủ lợi
thế cạnh tranh trong lĩnh vực này. Ban lãnh đạo công ty quyết định tập trung nỗ
lực vào các hoạt động truyền thống có lợi nhuận cao hơn, đặc biệt là khí tự
nhiên hóa lỏng (LNG).
TotalEnergies
duy trì chiến lược kết hợp
Trái ngược với xu hướng này, TotalEnergies giữ
nguyên các mục tiêu về năng lượng tái tạo. Tập đoàn dự kiến sẽ đạt công suất điện
xanh 100 gigawatt (GW) vào năm 2030 và dành một phần ba các khoản đầu tư cho
“năng lượng ít carbon”. Tuy nhiên, danh mục này bao gồm các phân khúc kết hợp
như sinh học nhiên liệu, khí sinh học và các nhà máy điện khí, thể hiện cách tiếp
cận tiến bộ thay vì đột phá.
Bên cạnh đó, TotalEnergies không dự tính giảm
sản lượng dầu mỏ và khí đốt. Vào tháng 10 năm 2024, công ty đã nâng dự báo tăng
trưởng trong các lĩnh vực này, với mục tiêu tăng trưởng hàng năm 3% đến năm
2030, đặc biệt chú trọng vào khí tự nhiên.
Các tập đoàn
dầu khí Mỹ và quốc gia ở vị trí quan sát
Các tập đoàn dầu khí Mỹ, như ExxonMobil và
Chevron, đã đề ra các mục tiêu giảm phát thải, nhưng họ chủ yếu vẫn tập trung
vào khai thác hydrocarbon. Trái ngược với châu Âu, họ ít đầu tư vào năng lượng
tái tạo.
Các tập đoàn dầu khí quốc gia, kiểm soát hơn 50% sản lượng toàn cầu, cũng đóng vai trò quan trọng. Aramco, Adnoc hoặc PetroChina, đã công bố các mục tiêu khí hậu dài hạn, hướng tới trung hòa carbon trong các hoạt động vào khoảng năm 2045 đến 2050. Tuy nhiên, các cam kết này vẫn còn hạn chế so với các tập đoàn phương Tây đang phải đối mặt với các yêu cầu nghiêm ngặt về tính minh bạch.
Động thái điều chỉnh chiến lược của các doanh
nghiệp châu Âu phản ánh sự cân nhắc giữa lợi nhuận ngắn hạn và quá trình chuyển
đổi năng lượng. Khi các dự báo về nhu cầu dầu mỏ toàn cầu có sự khác biệt, diễn
biến thị trường sẽ quyết định các điều chỉnh tiếp theo của các tập đoàn lớn
trong ngành.
Theo PTT