Theo đó, KTC xác định biên độ phá giá cho 2 bị đơn bắt buộc của Việt Nam lần lượt ở mức 18,81% (tăng 15,15% so với kết luận sơ bộ) và 11,37% (giữ nguyên so với kết luận sơ bộ). Các doanh nghiệp khác chịu mức thuế chung là 11,37% (tăng 6,58% so với kết luận sơ bộ).
Như vậy có
thể thấy mức thuế trên có sự gia tăng đáng kể so với kết luận sơ bộ ban hành
trước đó. Nguyên nhân của sự gia tăng trên là do KTC có sự điều chỉnh trong
phương pháp tính toán biên độ phá giá đối với 1 trong 2 công ty bị đơn bắt buộc
dẫn tới mức thuế gia tăng.
Cục Phòng
vệ Thương mại nhận định mức thuế trên sẽ gây khó khăn nhất định cho các doanh
nghiệp xuất khẩu thép không gỉ cán nguội của Việt Nam sang Hàn Quốc.
Do đó, các
doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị cần thiết để đề nghị KTC rà soát lại mức thuế
thông qua rà soát hàng năm/giữa kỳ và/hoặc tham gia rà soát nhà xuất khẩu mới để
có thể đạt được mức thuế tốt hơn trong thời gian tới.
Trước đó,
ngày 30 tháng 5 năm 2024, KTC đã ban hành thông báo khởi xướng điều tra chống
bán phá giá với mặt hàng thép không gỉ cán nguội Việt Nam.
Thời kỳ điều
tra bán phá giá: từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 năm 2023.
Thời kỳ điều
tra thiệt hại: từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 đến ngày 31 tháng 12 năm 2023.
Nguyên đơn
là Công ty TNHH POSCO đã cáo buộc lượng nhập khẩu thép không gỉ cán nguội có xuất
xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam có sự gia tăng đáng kể, gây ra thiệt hại đối với
ngành sản xuất trong nước.
Theo số liệu
từ Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan (trước là Tổng cục Hải quan),
trong giai đoạn 2020 - 2023, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng bị điều tra sang thị
trường Hàn Quốc có sự gia tăng đáng kể.
Cụ thể,
năm 2020 đạt khoảng 2,1 triệu USD, năm 2021 đạt trên 5,5 triệu USD (tăng 61%),
năm 2022 đạt trên 194,1 triệu USD (tăng 3000%) và năm 2023 đạt 227,8 triệu USD
(tăng 14%).