Ngành đóng tàu thế giới năm 2023 chứng kiến ​​các tàu chạy bằng nhiên liệu metanol trở thành xu hướng phổ biến sau khi 1 loạt các biện pháp bảo vệ môi trường quốc tế khiến loại nhiên liệu tạo ra ít khí thải carbon hơn trở nên hấp dẫn hơn so với loại khí tự nhiên hóa lỏng (LNG).

Thống kê mới nhất theo chuyên trang DNV về xu hướng nhiên liệu thay thế trong ngnahf vận tải biển (AFI) cho biết, Năm 2023 tỷ lệ các tàu đóng mới sử dụng nhiên liệu metanol gia tăng đáng kể với tổng số 138 tàu được đặt hàng, tăng mạnh so với con số 35 tàu được đặt trong năm 2022.

Metanol đang chứng tỏ là nhiên liệu thay thế được sử dụng nhiều nhất trong năm qua nếu so sánh số trong tổng số lượng 298 tàu có động cơ sử dụng nhiên liệu thay thế được đặt hàng trong năm 2023 trong đó 138 tàu sử dụng nhiên liệu metanol và 130 tàu sử dụng khí tự nhiên hoá lỏng LNG.

Sự gia tăng này được dẫn đầu bởi số lượng tàu container được đặt hàng đáng kể, và DNV nhận thấy có 106 tàu container được đặt hàng, tiếp theo là 13 tàu chở hàng rời và 10 tàu chở ô tô.

Metanol xanh hiện đang được cho là sớm trở lên phổ biến trong các ngành công nghiệp sử dụng nhiên liệu LNG vì thải ra ít khí CO2 hơn và có tính linh hoạt cao hơn trong việc lưu trữ. Trong khi các tàu chạy bằng nhiên liệu LNG cần thùng nhiên liệu ở nhiệt độ cực thấp để giữ nhiên liệu lỏng thì các tàu chạy bằng metanol có thể lưu trữ nhiên liệu lỏng ở nhiệt độ phòng mà không cần yêu cầu bảo quản.

Các công ty đóng tàu Hàn Quốc đang tích cực mở rộng thị trường nhờ công nghệ động cơ metanol tiên tiến chẳng hạn như HD Korea Shipbuilding & Offshore Engineering Co. và Samsung Heavy Industries Co. là 2 đại diện hàng đầu của ngành đóng tàu Hàn Quốc nắm giữ tới 60% thị phần này khi giành được 42 trong số 70 đơn đặt hàng đóng mới các tàu container chạy bằng metanol trong năm 2023.

Theo PLS