Không nằm
ngoài xu hướng của thế giới, Việt Nam cũng xác định rất rõ các mục tiêu về năng
lượng tái tạo nói chung và năng lượng mặt trời nói riêng. Quy hoạch phát triển
điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch Điện
VIII) cũng đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 có 50% các tòa nhà công sở và 50%
nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu.
Tuy nhiên
sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt của ngành năng lượng, thì hiện sự tham gia của
doanh nghiệp lĩnh vực điện mặt trời trong nước chưa nhiều. Hiện phần lớn đều là
công ty thuộc sở hữu nước ngoài, trong đó chủ yếu là các FDI Trung Quốc và Mỹ.
Hệ thống năng lượng mặt trời tại nhà máy Bosch Việt Nam do SolarEdge
cung ứng. Ảnh: SolarEdge
SolarEdge
là doanh nghiệp Mỹ có trụ sở chính đặt tại Israel cùng nhiều nhà máy sản xuất
hiện đại đặt ở Mỹ, Hunary, Trung Quốc, Ý và Hàn Quốc. Bên cạnh đó là văn phòng
đại diện tại 36 quốc gia với đội ngũ dịch vụ, đào tạo, bán hàng và tiếp thị, 3
trung tâm nghiên cứu và phát triển xuất sắc được đặt tại Israel, Bulgaria và
Hàn Quốc và mạng lưới kết nối hơn 65.000 nhà lắp đặt tại 135 quốc gia.
Lao động sản xuất trong nhà máy của SolarEdge tại Khu công nghệ cao
TP.HCM
Còn ở Việt
Nam nhà máy hiện đại của doanh nghiệp này được đặt tại cơ sở sản xuất Jabil, nằm
trong Khu công nghệ cao TP.HCM.
Lý giải việc chọn đặt nhà máy sản xuất tại Việt Nam, đại diện SolarEdge cho biết nhờ vào lượng nhân công dồi dào cộng với môi trường đầu tư phù hợp doanh nghiệp này mở rộng nhà máy sản xuất tại Việt Nam để mở rộng chuỗi cung ứng nhằm phục vụ cho thị trường châu Á đang nổi lên về nhu cầu năng lượng mặt trời cũng như bù đắp sản phẩm cho các thị trường truyền thống như Mỹ, châu Âu nếu các nhà máy sản xuất còn lại thiếu hụt.
SolarEdge
được thành lập năm 2006. Tới năm 2018, SolarEdge đã trở thành một trong những
công ty hàng đầu về sản xuất biến tần năng lượng mặt trời trên thế giới. Hiện
doanh nghiệp này có quy mô lao động hơn 5,6 nghìn nhân viên trên khắp thế giới.
Đáng nói
năm 2015, SolarEdge đánh dấu một cột mốc quan trọng khi chính thức niêm yết
trên sàn chứng khoán NASDAQ tại Mỹ. Điều này lần đầu tiên giúp gia tăng vị thế
đối với một công ty trong ngành năng lượng mặt trời.
SolarEdge
định vị được thương hiệu nhờ Giải pháp biến tần DC-Optimized của SolarEdge đã
thay đổi cách thu hoạch và quản lý năng lượng trong hệ thống PV, giúp tối ưu
hóa sản lượng năng lượng, giảm chi phí vận hành và đảm bảo mức độ an toàn và
đáng tin cậy cao, mang lại lợi tức đầu tư (ROI) cải thiện đáng kể. Ngoài ra,
SolarEdge cung cấp các công cụ miễn phí giúp cho việc thiết kế và giám sát hệ
thống điện mặt trời dễ dàng, hiệu quả hơn.
Vì vậy, có
hơn 50% công ty trong danh sách Fortune 100 đã và đang sử dụng giải pháp của
SolarEdge.
Cụ thể,
SolarEdge giúp các dự án năng lượng mặt trời đạt sản lượng cao hơn, tối ưu quản
lý và sử dụng năng lượng, bảo đảm hệ thống an toàn. Hệ thống SolarEdge cung cấp
khả năng giám sát toàn diện, qua đó tiết kiệm công sức và thời gian kiểm tra, sửa
chữa, vận hành và bảo trì. Đồng thời nâng độ bảo hành các thiết bị sản xuất ra
thị trường lên 25 năm - số năm gần như bằng với vòng đời của tấm pin năng lượng
mặt trời.
Các dự án
điển hình của SolarEdge áp dụng tại các doanh nghiệp lớn hoạt động ở Việt Nam
hiện nay như: Hệ thống năng lượng mặt trời tại nhà máy Bosch Việt Nam sẽ tạo ra
khoảng 2.300 MWh năng lượng sạch hàng năm và giảm 1.630 tấn khí thải CO2, tương
đương với khoảng 30.000 cây xanh trồng mỗi năm.
Hệ thống
năng lượng mặt trời tại Cảng Cá Cát Lở hàng tháng giúp cảng tiết kiệm 130 triệu
đồng tiền điện , giảm được 130 tấn khí CO2/năm, tương đương với trồng 4.000 cây
xanh trong toàn bộ khu vực cảng này.
Đại diện
doanh nghiệp này cho biết đang ấp ủ mang công nghệ năng lượng mặt trời sử dụng
cho nông nghiệp để áp dụng tại Việt Nam trong thời gian tới.
Theo TCĐT HH DNĐTNN