Cụ thể, Theo báo cáo công bố lợi nhuận hoạt động quý đầu năm 2023, Lợi nhuận kinh doanh của Gã khổng lồ điện tử giảm hơn 90% xuống còn 600 tỷ won (454,8 triệu USD) trong quý 1 năm nay, thấp hơn ước tính trung bình của các nhà phân tích là 1,4 nghìn tỷ won. Doanh thu giảm xuống còn 63 nghìn tỷ won. Đây là lần sụt giảm thấp nhất trong 14 năm qua kể từ quý 1/2009 khi báo cáo lợi nhuận ở mức 590 tỷ won.

Samsung cho biết, Hãng sẽ cắt giảm sản xuất chip nhớ xuống mức an toàn cho phép, và đảm bảo lượng hàng tồn kho đủ đáp ứng nhu cầu tương lai. “Chúng tôi đang điều chỉnh việc sản xuất chip nhớ ở mức có ý nghĩa đối với các sản phẩm mà chúng tôi cần đảm bảo có đủ hàng tồn kho để cung cấp cho thị trường khi cần.” Samsung Electronics cho biết trong hồ sơ quy định và không đề cập chi tiết và quy mô các điều chỉnh.

Động thái của Samsung dường như đáp ứng kỳ vọng của các đối thủ cạnh tranh đã chờ đợi sau khi giá chíp chứng kiến sự sụt giảm mạnh vì lượng hàng tồn kho tăng cao làm ảnh hưởng tới lợi nhuận toàn ngành.


Lee Seung-Woo – chuyên gia phân tích dữ liệu tại công ty chứng khoán Eugene Investment & Securities, cho biết: “Việc cắt giảm sản lượng của Samsung là một tín hiệu khả quan, có thể sẽ tác động sớm làm thay đổi giá chíp nhớ.”

Nhà sản xuất chip nhớ lớn nhất thế giới này luôn không ngừng nỗ lực trong những tháng gần đây để giành thị phần từ các đối thủ. Theo tài liệu công bố, Công ty vẫn nhấn mạnh: “Mặc dù chúng tôi đã thực hiện các điều chỉnh cho hoạt động sản xuất ngắn hạn, nhưng chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục đầu tư nhiều hơn cho R&D và các chuỗi cung ứng nhằm củng cố vị trí dẫn đầu về công nghệ của mình bởi nhu cầu trung và dài hạn dự kiến ​​sẽ ổn định”.

Các nhà phân tích trên thị trường chứng khoán Hàn Quốc nhận định rằng hoạt động kinh doanh chip của Samsung Electronics, thường chiếm 60% đến 70% lợi nhuận hoạt động của công ty, và cho rằng Hãng có thể đã lỗ khoảng 4 nghìn tỷ won (khoảng 3 tỷ USD) trong mảng chíp nhớ.

Giá trị hàng tồn kho tại Samsung đã tăng lên mức 52,2 nghìn tỷ won vào cuối năm ngoái sau khi công ty vẫn duy trì sản xuất bất chấp nhu cầu sụt giảm. Ngược lại, các đối thủ như SK Hynix và Micron Technology đã cắt giảm sản lượng để giải quyết lượng tồn kho giai đoạn trước đó.

Đại dịch Covid đã tàn phá ngành công nghiệp bán dẫn, khiến nhiều công ty lớn trong ngành phải vật lộn để theo kịp những thay đổi của thị trường. Nhu cầu tăng vọt khi người tiêu dùng bị phong tỏa ở nhà mua máy tính và điện thoại thông minh mới. Xu hướng này nhanh chóng bị đảo ngược khi các hạn chế được dỡ bỏ và nền kinh tế toàn cầu hứng chịu những cú sốc kinh tế do lạm phát gia tăng, lãi suất tăng mạnh và cuộc xung đột tại Ukraine.

Theo Baik Gilhyun – chuyên viên phân tích tại Yuanta Securities Co cho biết: Giá của DRAM - một loại bộ nhớ dùng để xử lý dữ liệu dự kiến ​​sẽ giảm thêm khoảng 10% trong quý này khi đã giảm hơn 30% trong quý IV năm ngoái.

Micron, nhà sản xuất chip nhớ lớn nhất của Mỹ cho biết, hàng tồn kho đang giảm và dự đoán sự cải thiện dần dần đối với sự cân bằng cung-cầu.

Các giám đốc điều hành của Hynix cho biết, việc cắt giảm sản lượng của các nhà cung cấp chíp nhớ sẽ có hiệu lực trong nửa cuối năm và giúp đẩy giá tăng trở lại. Tuy nhiên, hai đối thủ của Samsung nhấn mạnh, tốc độ phục hồi sẽ phụ thuộc vào nỗ lực cắt giảm nguồn cung của các công ty cùng ngành.

Th