Cao
Bằng là tỉnh miền núi biên giới ở vùng Đông Bắc có 333,125km tiếp giáp tỉnh Quảng
Tây (Trung Quốc). Những năm qua, tỉnh đã phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa
phương trong việc phát triển đô thị. Việc đầu tư xây dựng đồng bộ các dự án
phát triển đô thị đã và đang góp phần nâng cao chất lượng, diện mạo kiến trúc cảnh
quan đô thị của tỉnh theo hướng văn minh, hiện đại, bền vững.
Xây dựng đồng bộ các dự
án phát triển đô thị
Thực
hiện Quyết định số 1622-QĐ/TU ngày 06/3/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cao Bằng
về kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện Chương trình phát triển kết
cấu hạ tầng (giao thông, du lịch, cửa khẩu, đô thị, hạ tầng số) trên địa bàn tỉnh
Cao Bằng giai đoạn 2021 – 2025, trong những năm qua, cơ sở hạ tầng của các đô
thị trên địa bàn tỉnh đã được quan tâm; hệ thống đường đô thị, đường tránh các
thị trấn hạ tầng kỹ thuật khu đô thị, khu nhà ở; các công trình công cộng phục
vụ phát triển kinh tế - xã hội; các dự án phát triển đô thị được quan tâm đầu
tư xây dựng, từng bước trở thành vùng động lực, đáp ứng nhu cầu đời sống vật chất
và tinh thần của nhân dân; đồng thời, góp phần giải quyết vấn đề tăng dân số ở
các đô thị trong tương lai.
Hiện
nay, tỉnh Cao Bằng đã hoàn thành và được UBND tỉnh phê duyệt 7 đồ án. Hiện tại
còn 2 quy hoạch đã thẩm định xong và trình UBND phê duyệt đồ án quy hoạch. Các
đô thị còn lại đã được lập và phê duyệt quy hoạch chung từ giai đoạn trước,
chưa đến giai đoạn điều chỉnh.
Các
đồ án quy hoạch: Quy hoạch phân khu các phường của thành phố Cao Bằng, Quy hoạch
chi tiết khu vực hai bên đường vào động Ngườm Ngao năm 2024 mới được bố trí vốn,
hiện đang triển khai công tác lập quy hoạch. Một số đồ án quy hoạch phân khu,
quy hoạch chi tiết đang tổ chức lập quy hoạch gồm: Quy hoạch phân khu khu chức
năng cửa khẩu Trà Lĩnh, Quy hoạch phân khu khu chức năng cửa khẩu Tà Lùng, huyện
Phục Hoà; Quy hoạch chi tiết Khu liên hợp thể dục thể thao tỉnh,...
Công
tác lập, điều chỉnh quy hoạch đô thị đã được quan tâm, bố trí vốn triển khai thực
hiện. UBND các huyện đã tiến hành lập, điều chỉnh đồ án quy hoạch chung xây dựng
các thị trấn, cơ bản các đồ án quy hoạch chung xây dựng đã được UBND tỉnh phê
duyệt. Quy hoạch xây dựng xã được quan tâm, triển khai điều chỉnh để phù hợp với
điều kiện thực tế trong giai đoạn hiện nay. Đã thu hút được các nhà đầu tư quan
tâm, tài trợ lập quy hoạch phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Công
tác chỉ đạo, hướng dẫn và phổ biến, giáo dục pháp luật về phát triển đô thị
luôn được tỉnh Cao Bằng quan tâm triển khai thực hiện kịp thời. Trong quá trình
triển khai thực hiện, tỉnh Cao Bằng đã ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện
các dự án phát triển đô thị nhằm tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu
tư vào lĩnh vực phát triển đô thị.
Công
tác thu hút nguồn lực ngoài ngân sách cho đầu tư phát triển đô thị đã đạt được
một số kết quả: Thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện 4 dự án nhà ở
thương mại, thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư 5 dự án. Đến nay, trên địa
bàn tỉnh có 2 dự án nhà ở thương mại đã hoàn thành, đưa vào sử dụng, góp phần
cung cấp cho thị trường các sản phẩm nhà ở đáp ứng nhu cầu của người dân, tăng
mỹ quan đô thị.
Đánh
giá sơ bộ hiệu quả đầu tư các dự án, Sở Xây dựng Cao Bằng cho rằng, việc đầu tư
xây dựng đồng bộ các dự án phát triển đô thị sẽ góp phần nâng cao chất lượng,
diện mạo kiến trúc cảnh quan đô thị theo hướng hiện đại, văn minh, bền vững.
Qua đó, cụ thể hoá các đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi
tiết trên địa bàn thành phố. Hoàn thành các dự án sẽ góp phần khai thác sử dụng
hiệu quả nguồn lực đất đai, tạo ra môi trường sống chất lượng tốt cho cư dân đô
thị, đảm bảo lợi ích cộng đồng.
Được
biết, các dự án phát triển đô thị Thành phố Cao Bằng thực hiện theo Khu vực
phát triển đô thị thành phố Cao Bằng đã được phê duyệt tại Quyết định số
1536/QĐ-UBND ngày 22/9/2015 với quy mô là 226ha được chia thành 18 dự án phát
triển đô thị. Cụ thể, 3 khu vực phát triển đô thị gồm: Khu A có quy mô 174,6ha
được chia thành 12 dự án phát triển (từ 1A đến 12A); Khu B có quy mô 28,6ha được
chia thành 3 dự án phát triển đô thị (từ dự án 1B đến 3B); Khu C với quy mô
23,1ha được chia thành 3 dự án phát triển đô thị (từ dự án 1C đến 3C), thời hạn
thực hiện dự án từ năm 2015 đến năm 2030, chia làm 3 giai đoạn (2015 – 2020;
2020 – 2025; 2025-2030).
Từng bước hình thành
thành phố du lịch, văn minh, hiện đại
Trong các đô thị tỉnh Cao Bằng, thành phố Cao Bằng là trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học, giáo dục của tỉnh. Đây cũng là đô thị lớn nhất, quan trọng nhất của tỉnh Cao Bằng. Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đầu tư, bộ mặt đô thị của thành phố Cao Bằng không ngừng được đổi mới theo hướng thành phố thông minh, hiện đại.
Thành
phố Cao Bằng xác định rõ 3 đột phá chiến lược phát triển giai đoạn 2020 – 2025,
định hướng đến năm 2023 là phấn đấu thực hiện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng đô
thị loại II theo Nghị quyết số 07-NQ/TU của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của
cấp ủy Đảng, xây dựng thành phố Cao Bằng đạt tiêu chí đô thị loại II, trở thành
thành phố du lịch, văn minh, hiện đại giai đoạn 2021 – 2025, tầm nhìn đến năm
2030, từ 3 đột phá chiến lược. Thành phố đề ra 3 nhiệm vụ trọng tâm trong giai
đoạn này, đó là phát triển dịch vụ – du lịch; phát triển nông nghiệp thông minh
gắn với nâng cao chất lượng sống khu vực nông thôn; xây dựng chính quyền điện tử,
đô thị thông minh.
Cơ
cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp;
thương mại, dịch vụ và công nghiệp, xây dựng chuyển dịch theo đúng hướng của
kinh tế đô thị. Tổng thu ngân sách Nhà nước tăng theo từng năm, từ năm 2020 đến
nay đạt khoảng 3.482 tỷ đồng. Thương mại – dịch vụ phát triển nhanh, tổng mức
lưu chuyển hàng hóa và doanh thu thương mại dịch vụ tăng trưởng qua các năm,
riêng năm 2023, tính đến thời điểm tháng 8 đạt trên 506 tỷ đồng; đón trên
720.000 lượt khách trong nước và quốc tế, cao gấp gần 10 lần so với dân số của
thành phố.
Cùng
với phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội cũng có bước phát triển tương xứng,
thành phố đã hoàn thành các dự án bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa, các
lễ hội truyền thống được duy trì, bảo tồn, phát triển. Nhiều di tích, công
trình phục vụ du lịch trở thành điểm du lịch văn hóa nổi tiếng thu hút đông đảo
nhân dân và du khách đến tham quan. Giáo dục và đào tạo tiếp tục giữ vững vị thế
là đơn vị dẫn đầu toàn tỉnh; công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân được
chú trọng; phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” phát triển
cả bề rộng lẫn chiều sâu, hệ thống thiết chế văn hóa tiếp tục được hoàn thiện
và đồng bộ. Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” được lan tỏa trở thành hoạt động thường
xuyên, chính sách người có công luôn được đảm bảo kịp thời, đúng chế độ, đối tượng;
công tác giảm nghèo được thực hiện hiệu quả.
Quá
trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, mức sống của người dân tăng cao làm cho
các hoạt động kinh tế – xã hội của địa phương đang trở nên nhộn nhịp hơn. Điểm
nhấn trong sự phát triển của thành phố được thể hiện rõ nét qua kết cấu hạ tầng
đô thị, hạ tầng giao thông, các công trình trọng điểm hình thành.
Với
việc triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp, diện mạo đô thị thành phố đang
dần đổi thay, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao, từng
bước hoàn thành các tiêu chí để xây dựng thành phố trở thành đô thị loại II
giai đoạn 2027 – 2030, xứng đáng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa – xã
hội của tỉnh.
BXD