Theo Quyết định, Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Thành viên Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân (Ban Chỉ đạo làm) việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Ban Chỉ đạo
làm việc theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, thảo luận công khai, bảo đảm sự chỉ
đạo thống nhất, đề cao trách nhiệm của Trưởng ban; Trưởng ban là người quyết định
cuối cùng đối với các vấn đề Ban Chỉ đạo; Phó Trưởng ban được quyết định một số
vấn đề cụ thể theo phân công, ủy quyền của Trưởng ban; các Thành viên Ban Chỉ đạo
chịu trách nhiệm thực hiện công việc được phân công và chủ động chỉ đạo cơ quan
chức năng triển khai các nhiệm vụ thuộc ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước được
giao để chỉ đạo tiếp tục thực hiện chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh
Thuận và nghiên cứu, Chương trình phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam.
Chế độ làm
việc, thông tin và báo cáo
Quy chế
nêu rõ, Ban Chỉ đạo họp định kỳ 3 tháng/1 lần và họp bất thường theo quyết định
của Trưởng ban. Ngoài việc họp trực tiếp, Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo có thể lấy ý
kiến bằng văn bản của Thành viên để tổng hợp, báo cáo Trưởng ban xem xét, quyết
định.
Nội dung
cuộc họp định kỳ tập trung đánh giá tình hình xây dựng nhà máy điện hạt nhân; đề
xuất, xử lý các vấn đề khó, vướng mắc trong quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện;
báo cáo, kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền của
Ban Chỉ đạo.
Căn cứ
tình hình thực tế và yêu cầu nhiệm vụ từng thời điểm, Tổ giúp việc cho Ban Chỉ
đạo có thể đề xuất mời các tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học và các đơn vị liên
quan tham dự, báo cáo tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo.
Các thành
viên Ban Chỉ đạo có trách nhiệm báo cáo Trưởng ban tình hình triển khai nhiệm vụ,
hoạt động được phân công theo kế hoạch hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của
Trưởng ban, đồng thời chủ động báo cáo những vấn đề phát sinh trong quá trình
thực hiện nhiệm vụ. Báo cáo của các thành viên Ban Chỉ đạo được gửi tới Trưởng
ban, đồng thời gửi tới Tổ trưởng Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo để theo dõi, tổng hợp
chung phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Trưởng ban. Các Thành viên Ban Chỉ
đạo có trách nhiệm bảo quản thông tin báo cáo trong quá trình làm việc, trường
họp chia sẻ thông tin cần báo cáo Trưởng ban xem xét, chấp thuận.
Ban Chỉ đạo
có trách nhiệm báo cáo định kỳ 6 tháng, đột xuất theo yêu cầu của Thủ tướng
Chính phủ về tình hình hoạt động của mình.
Nhiệm vụ,
quyền hạn của Trưởng ban, các Phó Trưởng ban
Theo Quy
chế, Trưởng ban Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ: Chỉ đạo, điều hành chung; xem xét giải
quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện thẩm quyền; đề xuất, kiến
nghị với Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo; chịu trách nhiệm
trước Chính phủ về hoạt động của Ban Chỉ đạo.
Chỉ đạo,
điều hành thống nhất, toàn diện các hoạt động của Ban Chỉ đạo; quyết định, chủ
trì chương trình và nội dung các cuộc họp của Ban Chỉ đạo. Chỉ đạo, kiểm tra,
đôn đốc việc triển khai thực hiện kế hoạch công tác, kế hoạch xây dựng, đề xuất
giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình xây dựng nhà máy điện
hạt nhân.
Trưởng ban
Ban Chỉ đạo phân công, ủy quyền cho Phó Trưởng ban hoặc Thành viên Ban Chỉ đạo
giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền của Trưởng ban khi cần thiết, quyết định
bổ sung, thay thế các Thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc cho Ban Chỉ đạo.
Các Phó
Trưởng ban có nhiệm vụ giúp Trưởng ban chuẩn bị chương trình, kế hoạch và nội
dung hoạt động hàng năm của Ban Chỉ đạo; chủ trì các cuộc họp Ban Chỉ đạo theo
nhiệm vụ phân công; chủ trì các cuộc họp khi được Trưởng ban ủy quyền.
Giúp Trưởng
ban nghiên cứu, đề xuất Chính phủ các vấn đề liên quan đến lĩnh vực điện hạt
nhân, xây dựng nhà máy điện hạt nhân; các vấn đề điều phối hoạt động chung,
trình tự, thủ tục, thẩm quyền xử lý xây dựng cơ chế, chính sách và báo cáo tình
hình, kết quả thực hiện tiếp tục chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt
nhân, chương trình phát triển điện hạt nhân; thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng
ban giao.
Thành viên Ban Chỉ đạo chịu trách nhiệm trước Trưởng ban về việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công; chủ trì tham mưu để giải quyết các vấn đề liên quan đến xây dựng nhà máy điện hạt nhân theo chức năng, thẩm quyền của bộ, cơ quan mình phụ trách và phù hợp với quy định pháp luật. Sử dụng bộ máy, cơ sở vật chất, con dấu của cơ quan mình trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
Tổ giúp việc
cho Ban Chỉ đạo tham mưu, giúp Ban Chỉ đạo nhà nước trong việc triển khai thực
hiện các nhiệm vụ, kiến nghị giải pháp để giải quyết các vướng mắc trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Tổ giúp việc được
gửi văn bản lấy ý kiến các Thành viên, làm việc với tư vấn, chuyên gia; được
yêu cầu cung cấp thông tin, số liệu từ các cơ quan liên quan để tổng hợp, báo
cáo Ban Chỉ đạo. Tổ giúp việc cho Ban Chỉ đạo tham gia các cuộc họp và chương
trình công tác của Ban Chỉ đạo; xây dựng biên bản cuộc họp và thông báo với các
bên liên quan để triển khai.
Ban Chỉ đạo
xây dựng nhà máy điện hạt nhân được thành lập theo Quyết định số 72/QĐ-TTg ngày
10/1/2025 của Thủ tướng Chính phủ. Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo tiếp tục thực
hiện chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận; chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc
thực hiện và tham mưu, đề xuất giải pháp để giải quyết các vướng mắc trong quá
trình triển khai xây dựng các nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.
Đồng thời,
chỉ đạo sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan, đáp ứng
yêu cầu phát triển điện hạt nhân, đảm bảo chất lượng, an toàn, an ninh và hiệu
quả; chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng chương trình phát triển điện hạt nhân của Việt
Nam để báo cáo cấp thẩm quyền phê duyệt.
Chỉ đạo thực
hiện hợp tác với các nước, tổ chức quốc tế và Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc
tế (IAEA) trong phát triển điện hạt nhân.
Ban Chỉ đạo
thường xuyên báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình triển khai thực hiện đầu
tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và các nhiệm vụ được giao.
Theo BCP