Bộ
Xây dựng cho biết đến tháng 10/2023, cả nước thống kê được 902 đô thị. Trong đó
có 2 đô thị loại đặc biệt, 22 đô thị loại I, 35 đô thị loại II, 46 đô thị loại
III, 94 loại IV... Mỗi năm, ước tính các đô thị Việt Nam có thêm từ 1 đến 1,3
triệu dân. Như vậy, Việt Nam đang trải qua quá trình đô thị hóa nhanh chóng
bởi thực tế, tốc độ đô thị hóa đã tăng từ 30,5% năm 2010, tới hơn
42,6% vào năm 2023 và vẫn tiếp tục xu hướng tăng. Tuy nhiên bên cạnh những
kết quả tích cực, quá trình đô thị hóa ở nước ta cũng còn một số hạn chế.
Có nơi phát triển chưa
thực chất
Cụ
thể, công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý phát triển đô thị có nơi, có lúc
chưa thực chất, chạy theo bề nổi; chẳng hạn xây dựng nhiều khu công nghiệp, khu
đô thị mới, khu vui chơi giải trí… mà ít chú ý đến công tác quy hoạch cải tạo,
xây dựng lại các khu chung cư cũ, con phố cũ, khu vực ngoại thành, vừa là một
không gian vật thể chức năng đô thị, vừa mang ý nghĩa kinh tế - xã hội sâu sắc.
Đâu đó còn xảy ra tình trạng quy hoạch xong nhưng khi đi vào thực hiện lại phải
thay đổi, điều chỉnh, khiến tính đồng bộ bị phá vỡ… Công tác quản lý, tính
chuyên nghiệp đối với quản lý đô thị chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.
Mặt
khác, hệ thống pháp luật liên quan tới đầu tư xây dựng đô thị thiếu đồng bộ khiến
đô thị hóa diễn ra tự phát, không có quy hoạch. Tình trạng này dẫn đến một số
đô thị thiếu hạ tầng, mất cảnh quan đô thị... gây tác động tiêu cực cho môi trường
sống, nhất là khu vực thành phố, do quá tải cơ sở hạ tầng đô thị, an ninh xã hội
không đảm bảo, tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường, thiếu việc làm...
Tác
động thấy rõ là một số tỉnh, thành phố Việt Nam liên tục đứng top đầu về ô nhiễm
không khí, khiến người dân ngày càng “khát” không gian xanh. Đặc biệt là thế hệ
trẻ với điều kiện sống và có ý thức hơn về giá bị bền vững. Nhưng với tốc độ đô
thị hóa hiện nay, những không gian xanh, mặt nước đang ngày càng thu hẹp và vắng
bóng trong môi trường đô thị Việt Nam.
Theo
Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng, tỷ lệ cây xanh trên mỗi người dân tại các đô
thị của Việt Nam ở mức thấp, chỉ từ 2 - 3m2/người, trong khi chỉ tiêu xanh tối
thiểu của Liên hợp quốc là 10m2 và chỉ tiêu của những thành phố hiện đại trên
thế giới từ 20 - 25m2/người. Qua đó cho thấy, tỷ lệ cây xanh đô thị của Việt
Nam chỉ bằng 1/5 - 1/10 của thế giới.
Công trình xanh cần cơ
chế ưu đãi?
Giữa
bối cảnh đó, phát triển đô thị xanh trở thành mô hình được người dân ưa chuộng,
sớm định hình là xu hướng tất yếu của tương lai. Các chủ đầu tư có tiềm
lực đang đầu tư đáng kể vào không gian xanh, mà nhận thức của
người mua nhà về tiêu chí chọn lựa chỗ ở cũng thay đổi.
Theo
Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam Nguyễn Văn Đính, yếu tố khoảng cách
và giá cả đã dần không còn là tiêu chí hàng đầu khi lựa chọn thuê, mua nhà. Người
mua nhà hiện nay chú trọng hơn vào phong cách sống, môi trường sống và hệ thống
tiện ích nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Họ sẵn sàng trả thêm tiền và đi xa
hơn để được đáp ứng nhu cầu. Và từ nhu cầu trên, nhiều chủ đầu tư đã tiên phong
phát triển bất động sản xanh là các khu đô thị đáng sống bậc nhất.
Tuy
nhiên, ông cho rằng số lượng dự án xây dựng thời gian qua vẫn khiêm tốn. Bởi
nhiều chủ đầu tư muốn làm công trình xanh nhưng chưa có kinh nghiệm, hoặc lo ngại
việc xây dựng và phát triển công trình xanh sẽ khiến chi phí đầu tư tăng
20-30%, thậm chí cao hơn. Trong khi thực tế, nhiều nghiên cứu trên thế giới chỉ
ra công trình xanh đòi hỏi tăng vốn đầu tư 3 - 8% so với đầu tư thông thường,
nhưng sẽ tiết kiệm từ 15 - 30% năng lượng sử dụng, giảm 30 - 35% lượng khí thải
carbon, tiết kiệm từ 30 - 50% lượng nước sử dụng, 50 - 70% chi phí xử lý chất
thải.
Do
đó, để hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng kinh tế xanh của Việt Nam, trước hết,
cơ quan quản lý Nhà nước xây dựng và triển khai thực hiện quy trình đánh giá,
chứng nhận, cấp chứng chỉ cho vật liệu, thiết bị, công trình xanh bằng con số,
định lượng cụ thể; có cơ chế ưu đãi đối với công trình xanh sử dụng năng lượng tiết
kiệm, hiệu quả nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia xây dựng. Ngược lại về phía
doanh nghiệp cần kịp thời định vị lại sản phẩm phát triển để được hưởng lợi từ
những ưu đãi và nhu cầu sống xanh ngày càng tăng....
Trong
chia sẻ mới đây, Sở Xây dựng Hà Nội cũng đề xuất lập kế hoạch huy động nguồn lực,
ứng dụng khoa học công nghệ và đầu tư xây dựng phát triển đô thị tăng trưởng
xanh. Trong số đó, tập trung đầu tư phát triển đô thị theo các chương trình mục
tiêu, nâng cao hiệu quả kết nối đô thị - nông thôn; đầu tư hạ tầng kỹ thuật
giao thông xanh, xử lý rác thải, nước thải đô thị. Chú trọng đầu tư xây dựng, cải
tạo khu dân cư thu nhập thấp; lập kế hoạch và đầu tư xây dựng không gian công cộng
đô thị, xanh hóa cảnh quan…; có kế hoạch ứng dựng công nghệ thông tin, công nghệ
công trình xanh vào quá trình quy hoạch, thiết kế, thi công.
Hội
đồng Công trình xanh Việt Nam đánh giá, không khó để thấy lợi ích của công
trình xanh đối với người sử dụng, nhất là người sử dụng cuối. Song thách thức đặt
ra là làm thế nào cho người sử dụng nhà bình thường chi thêm kinh phí để sống
trong công trình xanh. Muốn vậy phải có chính sách rõ ràng từ Chính phủ; tuyên
truyền rộng về lợi ích của công trình xanh và tính toán điều chỉnh thuế có lợi
cho người tiêu dùng chọn sử dụng loại công trình này. Ngoài ra, có thể nghĩ đến
một số phương pháp marketing giúp nâng cao nhận thức của người tiêu dùng.
VNEC