Nghe như một câu chuyện cổ tích không bao giờ thành hiện thực nhưng giờ đây điều đó đã dần hiện rõ khi các nhà khoa học Ấn Độ đã bắt đầu phát triển kính tự phục hồi. Mặc dù họ không dự đoán khi nào các nhà sản xuất smartphone bắt đầu áp dụng công nghệ này nhưng sự phát hiện của loại kính này là gần như sắp thành hiện thực.

Chiếc kính sáng tạo được tạo ra bởi các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu và Giáo dục Khoa học Ấn Độ (IISER) ở thành phố Kolkata. Nó là một loại kính cứng và trong suốt, trên đó các vết nứt có thể tự lành. Nó dựa trên một vật liệu hữu cơ áp điện có khả năng chuyển đổi năng lượng cơ học thành năng lượng điện và ngược lại.

Cơ sở phân tử độc đáo của vật liệu cho phép các hạt hoặc tinh thể riêng lẻ của nó gắn kết các vết nứt. Bản thân các nhà khoa học tự tin rằng sự phát triển của họ là hoàn hảo cho smartphone và vật liệu này cứng hơn 10 lần so với các chất tương tự. Mặc dù nó không có khả năng loại bỏ các vết nứt lớn nhưng với các nút nhỏ, chẳng hạn như trầy xước trên màn hình, mọi thứ sẽ giải quyết dễ dàng.

Khi công nghệ đã dần hoàn thiện, bước đi tiếp theo mà các nhà khoa học ở Ấn Độ hướng đến là sản xuất hàng loạt công nghệ và được các nhà sản xuất smartphone áp dụng trên sản phẩm của họ. Đến thời điểm đó, việc trang bị cho các màn hình smartphone lớp kính bảo vệ đã dần không cần thiết nữa.

Nguồn: 24h.vn