Theo nghiên cứu, Giá trị gia tăng của nền
kinh tế Đức sẽ mất khoảng 260 tỷ euro (tương đương khoảng 265 tỷ đô la) do ảnh
hưởng những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng Nga – Ukraine và việc giá
năng lượng tăng cao, vào năm 2030 đối với thị trường lao động tại quốc gia này.
So với kỳ vọng về một châu Âu hòa bình,
tổng sản phẩm quốc nội (GDP) được điều chỉnh theo giá của Đức sẽ thấp hơn 1,7%
trong năm tới và sẽ có ít hơn khoảng 240.000 việc làm mới, nghiên cứu được công
bố ngày 9/8 cho biết.
Mức độ việc làm dự kiến sẽ duy trì quanh
ngưỡng này cho đến năm 2026, khi các biện pháp mở rộng sẽ dần bắt đầu vượt qua
các tác động tiêu cực và mở rộng thêm khoảng 60.000 lao động có việc làm mới
vào năm 2030.
Một trong những ngành đang chịu tổn thất
nhiều nhất là kinh doanh khách sạn, vốn đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch covid19
và có khả năng sẽ hứng chịu những hệ lụy từ việc suy yếu sức mua từ người tiêu
dùng vì các tác động của lạm phát giá cả hàng hóa.
Tiếp đến là các ngành sử dụng nhiều
năng lượng, chẳng hạn như công nghiệp hóa chất và sản xuất kim loại sẽ có khả
năng bị ảnh hưởng.
Lạm phát trong khu vực sử dụng đồng tiền
chung châu Âu đã tăng lên mức cao kỷ lục mới vào tháng 7, với giá tiêu dùng
tăng 8,6% trong tháng 6 so với một năm trước đó, theo số liệu mới đây công bố bởi
Cơ quan thống kê liên minh châu Âu.
Sự tăng vọt này được thúc đẩy bởi chi
phí lương thực và năng lượng tăng cao khi cuộc xung đột của Nga với Ukraine và
các mối đe dọa về nguồn cung cấp khí đốt tiếp tục đẩy chi phí hàng hóa ngày một
trở lên đắt đỏ.
Theo nghiên cứu chỉ ra, nếu giá năng lượng
tăng gấp đôi so với mức hiện tại đang tăng 160% thì thì sản lượng kinh tế năm
2023 của Đức sẽ thấp hơn gần 4% so với khi không có khủng hoảng Nga – Ukraine.