Trong báo cáo cập nhật “Triển vọng kinh
tế thế giới” mới được công bố vào ngày thứ 3 - 26/07, IMF cho biết: "Các rủi ro đối với triển vọng kinh tế đang
nghiêng hẳn về phía giảm”.
Theo bản báo cáo cập nhật cho biết những
yếu tố mang tính rủi ro khiến nền kinh tế
suy giảm được nêu trong báo cáo lần đầu vào tháng 4 vừa qua đang hiện thực hóa
và xấu đi trong tương lai bao gồm: Khủng hoảng chính trị giữa Nga – Ukraine tiếp
tục kéo dài, không thể đoán trước; khả năng Nga cắt giảm nguồn khí đốt tự nhiên
sang châu Âu, Lạm phát liên tục gia tăng và các lệnh đóng cửa vì dịch covid 19 tại
Trung Quốc.
IMF đã hạ mức dự báo tăng trưởng Tổng sản
phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu năm 2022 thêm 0.4% từ mức 3.6% hồi tháng 4 xuống
còn 3,2%, 0.8% đối với khu vực châu Á mới nổi và đang phát triển từ 5.4% xuống
chỉ còn 4.6%.
"Một
kịch bản thay thế hợp lý trong đó rủi ro xảy ra, lạm phát tăng thêm và tăng trưởng
toàn cầu giảm xuống lần lượt khoảng 2,6% và 2,0% vào năm 2022 và 2023, sẽ đưa
tăng trưởng vào 10% kết quả thấp nhất kể từ năm 1970",
bản cập nhật cho biết.
Các yếu tố rủi ro đang khiển cho nền
kinh tế “trở nên không chắc chắn”.
Theo IMF đánh giá, Tổng sản phẩm quốc nội
thực tế của thế giới ước tính sẽ giảm trong quý thứ 2 năm nay, đánh dấu lần giảm
đầu tiên kể từ năm 2020.
IMF cũng cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh
tế của Trung Quốc 1.1 % xuống 3,3%, một mức tăng trưởng chậm nhất trong hơn 40
năm qua.
Ấn Độ, quốc gia có dự báo tăng trưởng
cao nhất so với bất kỳ nền kinh tế lớn nào, cũng đã bị hạ 0,8 % xuống 7,4%.
Trong bản cập nhật mới, IMF kêu gọi các
nhà hoạch định chính sách ưu tiên kiểm soát lạm phát càng sớm càng tốt: "Chính sách tiền tệ thắt chặt hơn chắc
chắn sẽ có tác động tiêu cực đến kinh tế ngay lập tức, nhưng việc chậm trễ sẽ
càng làm cho vấn đề trở nên trầm trọng hơn.”
Theo Nikkei